Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Muốn bình ổn, cần chấm dứt cho vay USD

Trong khi tổng thu ngoại tệ so với tổng chi ngoại tệ vẫn thực dương thì vấn đề khan hiếm ngoại tệ khiến USD tự do liên tục khuấy đảo thị trường. Ai cũng rõ giới đầu cơ đang "giật dây" thị trường ngoại tệ. Nhiều chuyên gia đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu để dẹp bỏ tình trạng này, trong đó có việc cần hạn chế cho vay, tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ.

Giới đầu cơ đang “giật dây” USD

Theo Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia, tổng thu ngoại tệ so với tổng chi ngoại tệ lúc nào cũng thực dương nhưng tại sao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn phải bơm ngoại tệ ra thị trường. Vậy ngoại tệ đi đâu?.

TS Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, một khối lượng lớn USD được các doanh nghiệp và người dân găm giữ. Đã có một thống kê gây bất ngờ khi con số tiền gửi tiết kiệm của một người dân lên tới hàng trăm triệu USD.

Điều này Chính phủ không phải không biết, bởi trong nhiều năm qua Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu rà soát, đề nghị các tập đoàn, tổng công ty lớn phải bán lại USD vào hệ thống ngân hàng.

Một phần khá lớn ngoại tệ khác lại chạy vào nhập khẩu vàng lậu qua biên giới. Vụ bắt giữ hơn 300 kg vàng tại tỉnh Tây Ninh gần đây chỉ là phần nhỏ lẻ. Nói cách khác thì đó chỉ là phần nổi bé tí của tảng băng chìm trong giới buôn lậu vàng.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình trạng đô la hoá tại Việt Nam khiến tâm lý găm giữ USD luôn hiện hữu trong mỗi người dân và khiến đồng bạc xanh trở thành phương tiện thanh toán giữ được giá trị hơn rất nhiều so với VND.

Nhiều giải pháp cũng đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra nhưng chính sách đôi khi có sự thiếu nhất quán và một sớm một chiều khó giải quyết được một cách triệt để, khiến lòng tin của người dân không đủ lớn để lấy hết USD “giắt gối” đem gửi và hệ thống các ngân hàng.

Điều này đã tạo cho đồng bạc xanh có một “ma lực” rất lớn và được giới đầu cơ điều khiển một cách dễ dàng. USD nhảy múa được vì ‘nó” (hay chính giới đầu cơ) được cái quyền quyết định khi nào gửi vào ngân hàng và khi nào thì rút ra, khi nào thì tăng giá và khi nào giảm.

Thực tế đã cho thấy, tỷ giá USD tự do luôn biến động khó lượng với xu hướng tăng thì nhiều, xuống thì ít. Lượng USD của các ngân hàng dễ dàng bị thay đổi bởi giới đầu cơ.

Giải pháp nào được lựa chọn?

Theo TS TS Lê Xuân Nghĩa, về trung hạn cần chống tình trạng đô la hoá. Muốn làm được thì cần hạn chế cho vay, tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ. Điều này sẽ khiến bất cứ ai có đô la cũng phải bán thay vì găm giữ dưới gối.

Chúng ta vẫn có khả năng ổn định được tỷ giá trên cơ sở điều tiết nó như thế nào. Một cách khác, trước mắt các ngân hàng cần giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống.

Ngoài việc tăng thu ngoại tệ trên thị trường, NHNN cần tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ của các ngân hàng thương mại lên. Ví dụ, có thể tăng từ 3% như hiện nay lên tới 10%. Lấy một con số cụ thể, các NHTM khi huy động được khoảng 100 triệu USD thì phải gửi 10 triệu USD vào NHTW.

Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ buộc các NHTM đặt ra lãi suất huy động thấp và cho vay ra cao để bù cho dự trữ bắt buộc. Khi đó người dân sẽ có sự so sánh giữa gửi ngoại tệ và nội tệ. Ví dụ, nếu lãi suất VND lên đến 14%, gửi ngoại tệ chỉ 2-3% thì chắc chắn người gửi tiền sẽ bán USD để gửi VND. Từ đó tăng cung USD cho thị trường.

Cũng theo TS Nghĩa, cần giảm trạng thái ngoại hối của các NHTM. Trạng thái ngoại hối của NHTM hiện đang quy định là +/- 30% vốn điều điều lệ. Mỗi ngân hàng có vốn 100 triệu USD có thể mua gom đến 130 triệu USD và khi cần bán để đầu cơ chỉ còn lại 70 triệu USD. Điều này được các NHTM tận dụng đầu cơ kinh doanh.

Nếu chúng ta giảm đi chỉ còn 5-10% thì chắc chắn sẽ giảm đầu cơ ngoại tệ. Lúc đó tỷ giá sẽ đi xuống. Cũng vì thế người dân sẽ thấy chính phủ nói được, làm được thì lòng tin sẽ tăng lên. NHNN từ đó sẽ nâng cao vị thế, chứng tỏ quyền lực và sức mạnh của NHTW hơn hẳn giới đầu cơ.

Nguồn: VnMedia

ĐỌC THÊM