Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ áp thuế không tác động đáng kể đến các công ty thép Việt Nam

 Ngành thép Việt Nam nằm ngoài các quyết định áp thuế từ Mỹ.

Chiến tranh thương mại nổi lên như một vấn đề nóng trong năm 2018, với sự kiện đầu tiên thu hút sự chú ý của giới phân tích liên quan đến việc Chính phủ Mỹ quyết định áp dụng thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ hầu hết các quốc gia, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3.

Một số đồng minh của Mỹ, bao gồm EU, Canada và Mexico được tạm thời miễn trừ trong thời gian đầu nhưng cuối cùng vẫn phải chịu mức thuế này bắt đầu từ ngày 1.6. Hiện tại, chỉ có một số ít quốc gia như Hàn Quốc, Argentina, Australia và Brazil, chiếm gần 30% lượng thép nhập khẩu của Mỹ trong năm 2017, được miễn trừ thuế và thay vào đó phải chấp nhận một mức hạn ngạch để xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ.

SSI Retail Research cho rằng bản thân việc Mỹ áp thuế không tác động đáng kể đến các nhà sản xuất thép lớn của Việt Nam. Theo Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel Association), tổng sản lượng thép nhập khẩu của Mỹ đạt 35,4 triệu tấn, chỉ chiếm 7% tổng sản lượng thép nhập khẩu toàn cầu trong năm 2017.

Đối với Việt Nam, mặc dù sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây, thị trường này chỉ chiếm 11% tổng sản lượng xuất khẩu thép trong năm 2017 và tăng nhẹ lên 15% trong quý 1/2018. Mặt khác, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN vẫn là thị trường thép lớn nhất đối với Việt Nam, chiếm 59% và 58% tổng sản lượng xuất khẩu thép trong năm 2017 và 2018.

My ap thue khong tac dong dang ke den cac cong ty thep Viet Nam

Tuy nhiên, SSI Retail Research vẫn lo ngại về khả năng việc Mỹ áp thuế lần này có thể gây nên làn sóng bảo hộ mậu dịch trên toàn cầu, do các thị trường khác có thể thiết lập các biện pháp bảo hộ riêng để hạn chế nhập khẩu thép mà đáng ra đã đến thị trường Mỹ. EU hiện là thị trường lớn thứ ba, chiếm gần 10% sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam, đã tiến hành đợt rà soát thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu vào tháng 3 bao gồm tất cả các nước ngoài khu vực. Canada cũng đã bắt đầu một đợt rà soát thuế chống bán phá giá sơ bộ về thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam vào cuối tháng 5.

Phân tích chi tiết hơn về tác động của chiến tranh thương mại lên các công ty thép, SSI Retail Research tin rằng HPG, nhà sản xuất thép lớn nhất trong nước, sẽ không chịu ảnh hưởng đáng kể từ thuế quan vì công ty chỉ xuất khẩu khoảng 6% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2017, chỉ tăng 8% trong 5 tháng đã qua của năm 2018. Mặt khác, tỷ lệ xuất khẩu của các nhà sản xuất thép dẹt như HSG và NKG llớn hơn ở mức 40% và 50%, từ đó khiến các công ty này dễ chịu ảnh hưởng hơn từ chiến tranh thương mại.

Xét về tác động trực tiếp lên thép xuất khẩu sang Mỹ, thị trường này chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng sản lượng xuất khẩu của HSG và NKG trong năm 2017, và cả hai công ty hiện tại cũng đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang 60-75 quốc gia, do đó giúp giảm thiểu tác động từ thuế quan của Mỹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, thuế quan của Mỹ có thể tạo ra hiệu ứng domino dẫn đến các quốc gia khác thiết lập rào cản thương mại, khiến cho thị trường thép toàn cầu tương đối khó lường trong dài hạn.

Nguồn tin: NCĐT

ĐỌC THÊM