Mặc dù gần đây, những người tiêu dùng Mỹ đã thắt chặt chi tiêu, nhưng gánh nặng nợ nần của họ dường như vẫn không vơi đi. Vào thứ Năm (11/6) tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED sẽ công bố số liệu “lưu động vốn” trong quý I/2009, khi đó mọi người sẽ có những thông tin mới nhất về tình trạng nợ của người tiêu dùng Mỹ. Cuối năm 2008, mức nợ hộ gia đình Mỹ đã lên tới 13800 tỷ USD.
Các hộ gia đình Mỹ đang cố gắng giảm gánh nặng nợ nần của mình, họ hạn chế chi tiêu, chi tiêu dùng những thứ thật cần thiết. Cuối năm 2008, mức nợ hộ gia đình Mỹ tương đương khoảng 130% so với thu nhập có thể chi tiêu, thấp hơn so với mức kỷ lục 133% của quý I/2008.
Một phương châm luôn gắn với người tiêu dùng Mỹ “đừng bao giờ đánh giá thấp mong muốn chi tiêu tiền bạc ngoài khả năng của riêng mình”. Khi kinh tế suy thoái vào năm 2001, tỷ lệ giữa nợ và thu nhập của người dân Mỹ lần đầu tiên đã vượt quá 100%. Tỷ lệ này càng tiếp tục tăng lên sau khi suy thoái kết thúc, bởi vì chính sách lãi suất siêu thấp đã khiến cho người tiêu dùng Mỹ càng rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất. Thậm chí, sau khi FED nâng lãi suất, tỷ lệ giữa nợ và thu nhập của người tiêu dùng Mỹ vẫn tăng cao. Vì thế giá nhà đất không ngừng tăng lên đã khiến cho các khoản vay tín dụng nhà đất của người tiêu dùng cũng tăng theo.
Mặc dù hiện tại việc vay tiền đã trở nên dễ dàng hơn, nhưng so với suy thoái kinh tế năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại vẫn cao hơn so với tỷ lệ khi đó, hơn nữa tốc độ tăng lương lại chậm hơn.
Tiêu dùng của hộ gia đình Mỹ hiện tại vẫn chịu sự kiểm soát của thị trường bất động sản và sự vỡ bong bóng của thị trường cổ phiếu. Từ quý II/2007, mức đầu tư vào hai thị trường lớn nói trẻn của người Mỹ đã thu hẹp 12900 tỷ USD. Số liệu lưu động vốn sắp được công bố có thể cho thấy, thị trường cổ phiểu tăng trở lại trong thời gian gần đây đã cải thiện phần nào tình trạng nợ của các hộ gia đình. Tuy nhiên, bất động sản vẫn là tài sản lớn nhất của hộ gia đình Mỹ, chiếm khoảng 36% giá trị tài sản thực, trong khi đó giá nhà đất tại vẫn theo chiều hướng suy giảm.
Ngoài ra, với tình hình tài chính của Citigroup cho thấy, tình trạng tín dụng hiện tại vẫn nguy cấp hơn so với suy thoái kinh tế năm 2001. Chuyên gia kinh tế của Citigroup Robert DiClemente nhận định, sự hỗ trợ kinh tế chưa đủ mạnh, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ thu hẹp, tình trạng giảm phát vẫn sẽ tiếp tục.
Mặc dù tình hình tài chính cần phải cải thiện đủ, nhưng những ngày có thể dễ dàng vay tiền đã qua đi. Tình hình tiêu dùng Mỹ có phần được cải thiện nhưng vẫn chưa đủ khả năng để vực nền kinh tế khổng lồ này. Nếu nhu cầu tiêu dùng Mỹ suy giảm mạnh, có thể gây bất lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
VIT