Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ và EU chấm dứt mâu thuẫn về nhôm và thép, quay sang đối phó thép Trung Quốc

 Ngày 31/10, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông báo chấm dứt mâu thuẫn về thuế thép và nhôm, khẳng định sẽ làm việc với nhau để đạt được một thoả thuận toàn cầu nhằm đối phó với tình trạng sản xuất dư thừa trong ngành này.

Thoả thuận đó sẽ là một thách thức với Trung Quốc, nước sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới. EU và Mỹ cho rằng tình trạng sản xuất quá nhiều ở Trung Quốc đang đe doạ sự sống còn của ngành công nghiệp thép của họ.

“Mỹ và EU đã đạt được một bước đột phá lớn để giải quyết mối đe doạ hiện nay đối với biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp của Mỹ”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với báo chí tại Roma (Ý), trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Theo thoả thuận, Washington sẽ miễn thuế cho phép các nước EU tiếp cận miễn thuế thị trường Mỹ với khối lượng tương ứng mức trước khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump áp thuế năm 2018.

Đổi lại, EU bỏ áp thuế trả đũa lên các mặt hàng Mỹ như rượu mạnh, tàu điện và mô tô Harley-Davidson.

Nhưng không chỉ quay về nguyên trạng trước năm 2018, Mỹ và EU còn lên kế hoạch đối phó với mối đe doạ về biến đổi khí hậu và tình trạng dư thừa sản xuất trong ngành này – một trong những nguồn phát thải CO2 lớn nhất thế giới.

“Mỹ và EU sẽ làm việc cùng nhau để hạn chế tiếp cận thị trường đối với thép bẩn và hạn chế các nước bán phá giá thép vào thị trường của chúng tôi, góp phần gây ra tình trạng quá dư thừa nguồn cung”, Nhà Trắng nói trong tờ thông tin gửi tới báo chí, nhưng không nêu tên Trung Quốc.

Tuy vậy, khi phát biểu với báo chí, ông Biden nói thẳng rằng thoả thuận với EU sẽ giúp “hạn chế tiếp cận thị trường đối với thép bẩn đến từ những nước như Trung Quốc”.

Thoả thuận toàn cầu sẽ hoạt động trong 2 năm tới để thúc đẩy sản xuất thép và nhôm. Thoả thuận này sẽ mở cửa cho các nước khác tham gia, bao gồm Trung Quốc, trong bối cảnh ngành thép đang chiếm tới 10-20% lượng phát thải CO2 của nước này.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết Washington đã tham vấn với Nhật Bản và Anh trong vấn đề liên quan đến thép và nhôm, với trọng tâm là xử lý những tác động của tình trạng quá dư thừa đối với thị trường nhôm và thép toàn cầu.

Nguồn tin: Tiền phong

ĐỌC THÊM