Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Năm 2011: Kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất trắc

“Tái cân bằng” ngày càng trở thành chủ đề bàn luận quan trọng trong quá trình củng cố phục hồi và thực hiện tăng trưởng dài kỳ. Năm 2011, khả năng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng chậm, không cân bằng, không ổn định là rất lớn.
 
Chính sách kích thích tài chính và chính sách nới lỏng tiền tệ của các chính phủ nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ đã không thu về được hiệu quả cao trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực thể, không gian chính sách ngày càng bị thu hẹp.

Triển vọng năm 2011 không rõ rệt. Sự khác biệt lớn so với khủng hoảng tài chính châu Á tràn khắp các nền kinh tế mới nổi vào năm 1998 chính là xu hướng kế tiếp của khủng hoảng tài chính quốc tế không phải là phía Tây mà sẽ hướng sang phía Đông. Các nền kinh tế phát triển đang rơi vào giới hạn tăng trưởng, còn các nền kinh tế mới nổi thì lại cho thấy rõ sự tích cực, lạc quan.

Tính bất ổn lớn nhất của thế giới nằm ở sự bất ổn của Mỹ, chính là liệu quan niệm của người dân Mỹ có thể thay đổi được hay không. Chuyên gia kinh tế người Hoa cho rằng, Mỹ sẽ quay lại “trạng thái bình thường mới”. Góc độ quan sát của ông là người dân Mỹ bắt đầu dự trữ. Sự lựa chọn lý tính cá nhân có thể sẽ là “thảm họa” đối với cục diện, quy luật sai lầm cấu thành về kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng đến xu thế của Mỹ: sự gia tăng dự trữ quốc dân có thể khiển chính sách lãi suất thấp rơi vào trong cái bẫy thanh khoản.

Tăng trưởng chậm, mất cân bằng

Trong tình hình không xảy ra bất kỳ một sự cố lớn nào, nhìn chung xu hướng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 cũng sẽ tương tự như năm 2010, tức xác suất tăng trưởng chậm 3% tính theo tỷ giá thị trường, 4% theo PPP khá lớn.

Năm 2010, kinh tế toàn cầu bước ra khỏi suy thoái, đồng thời tiến vào giai đoạn phục hồi chậm, bất ổn. Phục hồi kinh tế ở các nền kinh tế khác nhau cho thấy sự chênh lệch tương đối lớn, việc phục hồi kinh tế các nước phát triển kém, trong khi tăng trưởng các nền kinh tế mới nổi lớn.

Nguy cơ giảm phát của các quốc gia phát triển và nguy cơ lạm phát của các nền kinh tế mới nổi đang tồn tại song song; tính ổn định của tài chính quốc tế đã có sự cải thiện, nhưng vẫn còn vấp phải nhiều nhân tố bất ổn; thương mại đầu tư quốc tế tăng trưởng phục hồi nhưng sự bền vững vẫn phải chờ đợi sự quan sát; giá cả các mặt hàng cơ bản hồi phục, đang dần ổn định về mức trước khủng hoảng; quản lý toàn cầu trên lĩnh vực tài chính đang nhận được những bước tiến triển nhất định; tình trạng nợ của các quốc gia công nghiệp đã tác động xấu tới việc tăng trưởng ổn định dài kỳ và phục hồi toàn cầu; “tái cân bằng” ngày càng trở thành chủ đề bản luận chính về củng cố phục hồi, thực hiện tăng trưởng dài hạn.

Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục duy trì tăng trưởng chậm, không cân bằng, không ổn định.

Năm 2010 trong giai đoạn phục hồi


Sau lần đầu tiên trải qua tăng trưởng tiêu cực năm 2009, được hưởng lợi từ các biện pháp chống khủng hoảng của các quốc gia và việc tự điều chỉnh thích hợp của chủ thể kinh tế vi mô, năm 2010, kinh tế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi tăng trưởng thấp và mất cân bằng. Quý IV/2009 và quý I/2010, xu hướng chủ yếu của nền kinh tế thế giới là tăng trưởng mạnh như vũ bão, đặc biệt là tốc độ phục hồi nhanh của thương mại, gần như ăn khớp với những phán đoán phục hồi “hình V” của bộ phận các chuyên gia kinh tế và cơ quan quốc tế.

Từ tăng trưởng tiêu cực đến đang tăng trưởng và tăng trưởng liên tiếp trong 4 quý, cho thấy nền kinh tế thế giới đang vất vả đi ra khỏi khủng hoảng kinh tế và suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, tiến vào giai đoạn phục hồi chậm, không ổn định, không cân bằng. Nếu xuất hiện suy thoái, nó cũng sẽ không phải là “suy thoái lần 2” mà là một cuộc suy thoái hoàn toàn mới.

8 đặc trưng trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới năm 2010:

1. Kinh tế toàn cầu cho thấy tình hình phục hồi chung.

2. Phục hồi kinh tế toàn cầu cho thấy xu hướng “từ cao đến thấp”.

3. Sức phục hồi kinh tế thế giới không đủ, tốc độ chậm. Từ giá trị tuyệt đối, các nền kinh tế phát triển chủ yếu như Mỹ, khu vực Eurozone, Nhật Bản và đa số các quốc gia CIS vùng Trung Đông quý II/2010 sản xuất vẫn chưa hồi phục về mức trước cuộc khủng hoảng.

4. Việc phục hồi của các nền kinh tế phát triển hiện nay vẫn nằm trong giai đoạn hồi phục thất nghiệp, hoạt động tiêu dùng và đầu tư cuối cùng vẫn trong tình trạng ảm đạm, càng làm tăng thêm mối lo lắng của các nhà đầu tư với quá trình phục hồi kinh tế trong tương lai.

5.Những bước phục hồi của các nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng khác nhau. Tăng trưởng thấp của các nền kinh tế phát triển và tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế đang phát triển đã hình thành nên hai thái cực rõ rệt.

6. Khoảng cách về thực lực kinh tế giữa các nước lớn xuất hiện những thay đổi.

7. Dưới tác động của nhiều nhân tố không xác định, triển vọng phục hồi kinh tế thế giới chưa thấy rõ ràng.

8. Xu hướng củng cố phục hồi kinh tế, thực hiện chính sách tăng trưởng nhanh chóng, cân bằng toàn  cầu trên mọi phương diện, trong các nền kinh tế lớn tồn tại sự phân biệt, và chủ yếu biểu hiện ở việc làm thế nào để giải quyết được vấn đề mất cân bằng tài khoản hiện tại.

Giá cả các mặt hàng không ổn định


Giá cả các mặt hàng tăng bắt đầu từ năm 2002, đạt mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 4/2008, gấp 3 lần so với đầu năm 2002. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá các mặt hàng lại giảm xuống gần 40%, đến tháng 9/2010, giá trung bình các mặt hàng đã khôi phục gấp 2,5 lần năm 2002. Nửa kỳ đầu năm 2010, thị trường hàng hóa quốc tế vẫn duy trì xu hướng tăng kể từ năm 2009, nhưng tốc độ chậm rõ rệt, biến động ngày càng tăng.

Kể từ tháng 11/2010, chính sách nới lỏng định lượng mới của Mỹ đã khiến giá cả các mặt hàng tăng mạnh. Phán đoán hướng đi của giá cả các mặt hàng năm 2011 chủ yếu quyết định bởi cuộc đối đầu giữa hai lực lượng cơ bản: 1: tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu ở mức độ yêu cầu  là không đủ để hỗ trợ giá cả tiếp tục tăng mạnh. 2: chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lại không ngừng tiếp thêm động lực để tăng giá các mặt hàng.

Vấn đề mấu chốt ở đây vẫn nằm ở việc tăng cường phục hồi kinh tế và từ đó quyết định các chính sách tiền tệ và tài chính. Một khi tình hình kinh tế có chuyển biến tốt hơn, các nền kinh tế sẽ thực hiện các chính sách thoát khỏi, thanh khoản cũng từ đó bị khống chế, nỗ lực tăng giá bắt nguồn từ thanh khoản cũng sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, trong khi đó, cũng với những chuyển biến từng bước của tình hình kinh tế, nhu cầu đối với các mặt hàng cũng sẽ từ đó mà mở rộng hơn.

Theo phân tích và đánh giá về xu hướng kinh tế các quốc gia phát triển, sang năm 2011, giá cả các mặt hàng tăng trên mức trung bình năm 2010, có thể sẽ ổn định ở gần mức cao nhất trong lịch sử, biên độ dao động lớn của giá cả cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với giá dầu có thể sẽ ở mức 80-100USD một thùng.

Năm 2011: đầy thử thách và ẩn dấu nhiều nhân tố không xác định

Năm 2011, kinh tế thế giới sẽ đối mặt với nhiều xoay chuyển và nhân tố không xác định. Thử thách mà nền kinh tế thế giới vấp phải chủ yếu bắt nguồn từ các phương diện sau:

1. Tình hình nhu cầu không đủ vẫn tiếp diễn, nguyên nhân chủ yếu là tăng nhu cầu của các cơ quan, cá nhân. Các nước phát triểu trong giai đoạn trung kỳ còn yếu kém, hoạt động đầu tư tư nhân vẫn ảm đạm.

2. Ngành tài chính phục vụ người dân và các doanh nghiệp về cơ bản có hướng ổn định nhưng nền tảng vẫn yếu kém, thị trường tư bản như thị trường bất động sản cũng vẫn chưa có cải thiện rõ rệt, việc hồi phục trạng thái bình thường toàn diện vẫn cần có thời gian.

3. Nợ công, đặc biệt là nợ công ở các quốc gia phát triển, khó có thể bền vững, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ mới vẫn tồn tại, và trở thành căn bệnh nguy hiểm nhất đối với quá trình tăng trưởng ổn định dài kỳ của thế giới.

4. Các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ, hiệu quả thực hiện các chính sách kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực thể không lớn, không gian chính sách này ngày càng bị bó hẹp.

5. Vai trò của chính sách nới lỏng mà các nền kinh tế đang thực hiện đã được phản ánh, các nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với áp lực ngày càng nghiêm trọng về lạm phát, tăng tỷ giá, thị trường tư bản quá nóng, giá các mặt hàng không ngừng leo thang; hơn nữa, chính sách nới lỏng tiếp theo của Mỹ rất có thể sẽ đem đến phiền phức mới cho toàn cầu.

6. Trong giai đoạn ngắn, mặc dù có thể tình hình mất cân bằng ở bên trong và bên ngoài các nền kinh tế chính được hóa giải nhưng khả năng giải quyết triệt để là không cao.

7. Hiệu quả quản lý kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những biểu hiện của G20 về năm 2011 không rõ ràng, có thể dẫn tới việc bùng phát chiến tranh thương mại hay chiến tranh tiền tệ và đây là một trong nhiều dấu hiệu có thể xảy ra.

8. Nhằm ngăn chặn kinh tế quá nóng sẽ buộc phải áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ tài chính, như vậy sẽ khiến các nền kinh tế mới nổi chính có thể xuất hiện tình trạng tốc độ tăng trưởng giảm mạnh.

Trong giai đoạn trung kỳ, nền kinh tế thế giới có thể sẽ tiến vào giai đoạn tăng trưởng chậm, bất ổn kéo dài liên tiếp trong nhiều năm.Tình hình thực tế này có thể đã nằm trong danh giới suy đoán tương đối bi quan của ngân hàng Thế giới hoặc tương đối lạc quan của IMF.

Nguồn: Stockbiz

ĐỌC THÊM