Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục biến động?

Năm 2011 là thời điểm cộng đồng quốc tế phải tiếp tục giải quyết vấn nạn thất nghiệp, tranh chấp thương mại và tiền tệ. Các nước đang trỗi dậy xác định rõ vị trí trên bàn cờ kinh tế thế giới: Kiểm soát 52% sản lượng công nghiệp toàn cầu, 80% dự trữ ngoại tệ của thế giới và 66% dịch vụ tài chính của nhân loại.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã làm đảo lộn trật tự kinh tế thế giới. Các nền kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc và Braxin đang nắm chắc trong tay "chìa khóa của tương lai" quan trọng không kém Mỹ hay Pháp.

Tại sàn giao dịch Chicago, Illinois (Mỹ)

Khủng hoảng nghiêm trọng nhất thế giới sau Thế chiến thứ hai là "cú hích tuyệt vời" đưa các nước đang phát triển, mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin, trở thành những cường quốc kinh tế của thế giới.

Các dự báo mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế trung bình năm 2011 gần như không thay đổi so với năm 2010, trong đó GDP toàn cầu dự kiến đạt mức tăng 3-4%. Nếu các nước phát triển đạt mức tăng trưởng 2-2,5% thì đây là một thành tích vượt bậc nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Đà tăng trưởng của châu Âu, Mỹ và Nhật Bản hiện rất "chập chờn", với tỷ lệ thất nghiệp chưa được cải thiện.

Tại một nước được coi là có thị trường lao động năng động nhất châu Âu là Tây Ban Nha, 20% dân số trong tuổi lao động không có việc làm. Còn Mỹ vẫn đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở gần 10%.

Trong khi đó, nhìn từ các nền kinh tế đang trỗi dậy, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) đều dự báo nhóm này sẽ có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 5% đến 9% năm 2010. Một thay đổi khác nữa, theo chuyên gia kinh tế Nicolas Baverez, trong lúc phương Tây - mà điển hình là nhiều thành viên khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lâm vào cảnh nợ nần chồng chất - các quốc gia đang trỗi dậy lại dư thừa phương tiện tài chính. Trung Quốc hay Ấn Độ với dân số hơn 2,5 tỷ người đang trở thành những nhà tiêu thụ hấp dẫn.

Tại Braxin, sức mua của tầng lớp trung lưu giúp ngành công nghiệp nước này "bạo dạn" lao vào các lĩnh vực vốn được coi là độc quyền của phương Tây.

Cũng chính sự mạnh dạn chi tiêu của một tầng lớp trẻ, vừa khá giả, vừa có tay nghề chuyên môn cao ở những quốc gia này đã góp phần làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Ngoài ba động cơ kinh tế chính của nhóm các nước đang trỗi dậy là Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin, còn có cả một "thế hệ theo sau" bao gồm Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mêhicô.

Ông Dominique Vidal, nhà báo đồng thời là chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế, nhận xét rằng đã đến lúc phương Tây cần chia sẻ quyền lực kinh tế với các nước đang trỗi dậy.

Người ta tưởng rằng Mỹ sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong một thời gian rất dài. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng 2008 đã làm đảo lộn trật tự ấy. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay cao gấp đôi so với giai đoạn tiền khủng hoảng, trong khi 10% số doanh nghiệp của nước này bị khai tử trong vòng hai năm qua.

Trong khi đó, Giáo sư Bertrand Badie, thuộc Trường Chính trị Kinh doanh Pari (Pháp), không phủ nhận những thành công của Trung Quốc, song cho rằng còn quá sớm để kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành đầu tàu kéo kinh tế toàn cầu, bởi thành công sáng chói của Trung Quốc còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, điển hình là sức mua của Mỹ, nguyên liệu ở châu Phi, châu Mỹ Latinh. Mô hình kinh tế thế giới ngày nay không đơn giản là một cuộc đọ sức, hay một trò chơi mà ở đó mỗi nước chỉ cần cạnh tranh với nhau. Thế giới đang đứng trước một mô hình mà các quốc gia trên thế giới vừa đấu trí với nhau, nhưng lại vừa cần đến nhau.

Viễn cảnh kinh tế tại châu Âu và Mỹ trong năm nay không được tươi sáng như ở những khu vực khác. Tại châu Âu (trừ Đức), giới chuyên gia lo ngại rằng thất nghiệp tràn lan sẽ còn kéo dài đến năm 2015. Khu vực Eurozone còn tiếp tục lao đao vì các chương trình "thắt lưng buộc bụng" nhằm giảm bội chi ngân sách.

Cải tổ hệ thống tài chính và giải quyết bớt nợ là điều cần thiết nhưng giảm chi tiêu trong lúc đà phục hồi kinh tế còn "chập chờn" thì không khác gì châu Âu tự cấm mình sử dụng một chiếc chìa khóa cho phép nhanh chóng quay lại với con đường tăng trưởng.

Nguồn: TKT

ĐỌC THÊM