Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Năm của thử thách

Năm 2016 được coi là năm của thử thách và cơ hội đối với ngành Thép Việt Nam. Các hiệp định thương mại tự do đang và sắp có hiệu lực cũng như các dấu hiệu của kinh tế trong nước ổn định sẽ là đòn bẩy cho ngành phát triển.

Tuy nhiên thị trường cũng sẽ phải đối đầu với các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép XK cũng như nguy cơ trở thành nơi “trung chuyển” khi thép của quốc gia khác có thể “vào” Việt Nam để lấy xuất xứ rồi lại “ra” để tận dụng ưu đãi.

Có thể thấy, năm 2015, sản xuất thép trong nước có sự hồi phục mạnh, đạt khoảng 15 triệu tấn, tăng khoảng 22% so với năm trước đó. Trong đó, tiêu thụ thép trong nước đạt tới 18 triệu tấn, tăng 28%. Nhưng bên cạnh sản xuất và tiêu thụ tăng thì NK thép năm qua cũng có sự gia tăng mạnh, đạt khoảng 14 triệu tấn, tăng hơn 20%. Trong đó, có 3 mảng NK tăng đột biến. Phôi thép NK đến 1,7 triệu tấn, tăng tới 200%, vì giá NK phôi thép thậm chí còn rẻ hơn NK phế liệu về làm thép.

Bước sang năm 2016, Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo tổng sản lượng thép sản xuất trong nước tiêu thụ sẽ không tăng mạnh, do đầu tư cho các công trình công xây dựng cầu, đường lớn không được thuận lợi như năm 2015. Bên cạnh đó, lượng thép XK dự báo sẽ giảm hơn bởi sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá ngày một dày đặc, khiến cho thép Việt Nam vào các nước hết sức khó khăn. Đó là lý do mà ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương khuyến cáo các DN cần tiếp tục xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về phòng vệ thương mại để sẵn sàng đương đầu với các cơ quan điều tra nước ngoài và có kế hoạch đưa ra sớm. Đồng thời, cần chuẩn hóa và chuẩn bị tốt các số liệu, không chỉ cho các cơ quan điều tra nước ngoài, mà cả cho Cục Quản lý cạnh tranh khi đề nghị bảo hộ và phòng vệ thương mại. Về lâu dài, DN thép Việt Nam cần tiếp tục đầu tư công nghệ mới, nhất là theo hướng sản xuất xanh để tăng tính cạnh tranh.

Như vậy, ngành thép năm 2016 tiếp tục có những cơ hội từ sự ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục của thị trường bất động sản, xây dựng, cũng như cơ hội mở rộng thị trường XK mà hội nhập đem lại. Nhưng nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép NK, hoặc là thị trường “trung chuyển” thép, bỏ lỡ các cơ hội có được từ các cam kết hội nhập, cũng là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành thép Việt Nam. Trước mắt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã hình thành, đòi hỏi các đơn vị trong ngành cần nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh, nắm bắt cơ hội, hạn chế tối đa thách thức, để nhanh chóng hòa nhập vào sân chơi chung của khu vực và tiếp đó là sân chơi toàn cầu.

Nguồn tin: Hải quan

ĐỌC THÊM