Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng là hình thức được nhiều ngân hàng áp dụng hiện nay. Hàng hóa ở đây có thể được hiểu là gạo, cà-phê, sắt thép… Ước tính ở Việt Nam có khoảng từ 15 – 20% doanh nghiệp vay vốn ngân hàng từ tài sản thế chấp.
Câu chuyện Công ty Âu Mỹ (Thường Tín - Hà Nội) bị 6-7 ngân hàng phải trực chờ trước kho hàng để "kiểm soát" khối tài sản thế chấp là những thanh inox là một ví dụ.
Theo đó Công ty Âu Mỹ đã dùng các lô hàng Inox làm tài sản thế chấp vay vốn tại các ngân hàng, tuy nhiên câu chuyện vỡ lở khi chính các ngân hàng không xác nhận đâu là lô hàng mà doanh nghiệp này thế chấp nên để cho chắc họ đã phải cử nhân viên đến trông chừng. Nhưng theo đại diện của một ngân hàng cho biết, số lượng thanh Inox trong kho này chỉ bằng 1/5 số tài sản mà doanh nghiệp này đã kê khai.
Việc lỏng lẻo trong quản lý kiểm tra tài sản thế chấp của doanh nghiệp khi vay vốn đã khiến nhiều ngân hàng bị thâm hụt nợ xấu hàng trăm tỉ đồng (ảnh minh họa - nguồn Internet) |
Dù chưa có kết luận việc có hay không chuyện Âu Mỹ dùng cùng một lượng hàng trong kho làm tài sản thế chấp chấp vay vốn nhiều ngân hàng nhưng theo ông Hồ Nam Tiến – Phó Tổng giám đốc Liên Việt Postbank, những lo lắng này hoàn toàn có cơ sở.
Bởi lẽ cùng kho hàng đó doanh nghiệp sẽ dùng làm tài sải sản thế chấp để vay vốn tại nhiều ngân hàng thông qua việc sử dụng các bộ giấy tờ, sở hữu, giấy tờ mua bán… Cuối cùng để chứng minh quyền sở hữu doanh nghiệp có thể đưa ra bản hợp đồng mua bán, giấy tờ sở hữu có thể đều là bản chính cho tất cả các ngân hàng.
Khoan nói đến việc doanh nghiệp sử dụng cùng số tài sản làm thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng. Từ câu chuyện của Công ty Âu Mỹ có thể thấy vấn đề quản lý điều tra thông tin tài sản thế chấp của doanh nghiệp từ phía các ngân hàng thời gian qua rất đáng lo ngại.
Hiện ước tính trên toàn hệ thống các khoản vay thế chấp bằng hàng hóa và bằng tín chấp lên tới cả chục triệu tỉ đồng. Đồng thời cũng chưa có con số thống kê chính thức về số tỉ đồng được doanh nghiệp vay dưới dạng thế chấp, tín chấp và trở thành nợ xấu của các ngân hàng nhưng chắc chắn con số đó phải lên tới trăm triệu.
Cũng liên quan đến giải quyết hậu quả từ việc lỏng lẻo trong khâu quản lý tài sản thế chấp ngân hàng mới đây, công an tỉnh Phú Thọ bắt thêm một số đối tượng trong vụ việc bán tháo số tài sản cho vay thế chấp của các ngân hàng. Chưa biết vụ việc sẽ đi về đâu và giải quyết thế nào nhưng trước mắt có đến 8 ngân hàng ở Phú Thọ bị thiệt hại sau vụ việc này với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Nguồn tin:GDVN