Một đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính đang được đề xuất nhằm minh bạch, lành mạnh hoá thị trường này. Vậy, nếu đề án này thành hiện thực, sắp tới đây, ngân hàng nào sẽ nằm trong tầm ngắm? Trả lời trên Tiền Phong, TS. Nguyễn Quang A cho rằng, với quy mô nền kinh tế hiện nay, GDP khoảng 100 tỷ USD thì số lượng ngân hàng thương mại hiện nay là nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Sở dĩ nhiều Ngân hàng Thương mại (NHTM) như hiện nay là hậu quả của việc cấp giấy phép thành lập quá nhiều ngân hàng, cùng với đó là nâng cấp một loạt ngân hàng nông thôn lên thành thị. Đặc biệt là thời gian qua, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về vốn và lãi suất, theo độc giảTruongxuan68 (tu.truongxuan68@...), các ngân hàng nhỏ đã phải đôn đáo tìm vốn gây nên sự rối ren trên thị trường tài chính. Độc giả này cho rằng, đó là do bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, các ngân hàng này trong một thời gian dài hoạt động không có sự kiểm soát chặt nên đã thành lập quá nhiều công ty sân sau để đầu tư vào nhiều dự án như bất động sản, chứng khoán, sắt thép, xi măng, khách sạn... Và khi nền kinh tế gặp khó, các dự án này đương nhiên phải đối diện với rủi ro mất vốn hoặc phải tăng vốn và kéo dài thời gian xây dựng... khiến việc thu hồi vốn không thực hiện được. Các ngân hàng phải tìm mọi cách huy động vốn để đổ vào đây nếu không muốn các công ty, dự án của mình phá sản. Thứ hai, các ngân hàng nhỏ được thành lập một cách quá dễ dàng nên có nhiều ngân hàng không có HĐQT thực sự, mà do một số cá nhân thao túng, vừa nắm giữ cổ phần lớn vừa nhờ người nhà đứng tên làm cổ đông. Chính vì sự thao túng quá mức của một vài cổ đông chính giữ vai trò lãnh đạo nên dẫn đến các hoạt động đầu tư (đầu cơ) ngoài lĩnh vực truyền thống rất lớn, dẫn đến mất thanh khoản tại ngân hàng rất trầm trọng buộc họ phải tìm mọi cách huy động vốn vào kể cả vay trên thị trường liên ngân hàng (lãi vay qua đêm có khi lên tới 40%). Do vậy, độc giả Truongxuan68 cho rằng, để lành mạnh hóa thị trường Tài chính hiện nay không thể mãi sử dụng công cụ hành chính như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang làm vì vừa bị động, vừa không phù hợp với cơ chế thị trường. Vấn đề hiện nay là cần ban hành các công cụ pháp luật hóa về các hoạt động tài chính ngân hàng để tăng cường tính minh bạch của các hạt động tài chính cũng như sự cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường. Việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán là vô cùng cấp thiết, vì thế, TS. Nguyễn Quang A khẳng định. Ông cho hay, trước đây NHNN đã từng xử lý (giải thể, sáp nhập) một số ngân hàng nên đã có nhiều kinh nghiệm. Cá nhân ông cho rằng, cần phải xóa sổ, rút giấy phép hoạt động của các NHTM yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ. Quá trình này cần thận trọng, từng bước, vì ngân hàng không phải là một doanh nghiệp bình thường, điểm đặc biệt của nó là ảnh hưởng lan tỏa rộng, sử dụng không chỉ vốn của mình mà chủ yếu là tiền gửi của người dân. Ông Quang A dẫn chứng, một NHTM có vốn 1.000 tỷ đồng, thì có thể huy động thêm 9.000 tỷ nữa để tổng tài sản thành 10.000 tỷ. Như vậy là tổng tài sản bằng 10 lần vốn chủ sở hữu (có khi lên đến 20 lần). Trong trường hợp nợ xấu lên tới 10% tức là NHTM này mất sạch vốn. Nếu nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá giới hạn hoặc có các rủi ro khác thì NHNN cần có chế độ giám sát đặc biệt. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 6/2011, Việt Nam có 5 NHTM nhà nước; 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 17 công ty tài chính và 13 công ty cho thuê tài chính. Theo một đề xuất của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), như Tiền Phong đưa tin, thì nên mạnh tay cắt giảm một nửa số lượng các NHTM cổ phần tư nhân. Chẳng hạn, có thể ra điều kiện về việc tăng vốn điều lệ tại các ngân hàng này, theo lộ trình nhất định. Nếu không đạt được thì Nhà nước sẽ mua lại, sáp nhập với các ngân hàng lớn. Chẳng hạn, các NHTM phải tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, rồi 10.000 tỷ đồng. Sau đó 2 năm phải tăng lên 15.000 tỷ đồng. Trước mắt, với 10 ngân hàng nhỏ, yếu kém nhất đủ điều kiện để giải thể hoặc không đáp ứng được các yêu cầu hoạt động của ngành ngân hàng thì nhà nước bỏ tiền ra mua lại theo giá thị trường để nắm cổ phần chi phối rồi sáp nhập vào 3 NHTM cổ phần nhà nước để họ tiếp quản việc quản lý. Với các NHTM do các tổng công ty nhà nước nắm quyền chi phối thì các doanh nghiệp không được nắm quyền điều hành nữa. Riêng hệ thống công ty tài chính thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay rất yếu và cũng cần phải sắp xếp lại. Theo bạn, đề án tái cấu trúc ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước nên tập trung vào những vấn đề gì? Việt Nam chỉ nên duy trì bao nhiêu ngân hàng? Những ngân hàng nào đáng bị đưa "lên thớt"? Có nên giảm một nửa số lượng ngân hàng cổ phần tư nhân? Ngoài ra, cần có các biện pháp gì để lành mạnh và minh bạch hoá hoạt động tài chính tiền tệ ở Việt Nam?
Việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán là vô cùng cấp thiết (ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN