Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngân hàng ngoại không muốn "đè bẹp" ngân hàng nội

Lãi suất cao như hiện nay có hai ý nghĩa. Một là lạm phát, lãi suất cao thì lạm phát đang ở mức cao.Thứ hai đó là sự giảm giá trị của tiền đồng. – TGĐ Ngân hàng Standard Chartered VN Louis Taylor phân tích tại trực tuyến với VEF.VN.

Tiếp cận khách hàng thời khủng hoảng

Nhà báo Lê Vũ Phong: Cách đây không lâu tôi có nhận được mail quảng cáo của Standard Chartered về việc tăng lãi suất không kỳ hạn lên 12%. Sau đó tôi có đọc được một bài viết về hình ảnh của Standard Chartered có quảng cáo lãi suất không kỳ hạn 12% của mình trên đường phố. Nó mang cho tôi một cảm giác khá năng động của một ngân hàng mới ở Việt Nam. Nhưng tôi cũng đang thắc mắc là tại sao Standard Chartered lại chọn phương án tiếp cận như thế? Lãi suất không kỳ hạn 12% có phải là Standard Chartered đang bước vào cuộc đua lãi suất với các ngân hàng Việt Nam hay không?

Ông Louis Taylor: Tôi rất vui khi anh đã nhìn thấy những hình ảnh cũng như những bài viết về cách thức giới thiệu sản phẩm lãi suất không kỳ hạn 12% của ngân hàng Standard Chartered. Đây là cách thức mới để chúng tôi giới thiệu sản phẩm này tới người tiêu dùng Việt Nam.

Đây là thời gian khó khăn cho người dân Việt Nam nói chung sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Chúng ta có thể thấy mức lãi suất đang hướng dần tới mức 20%. Ngân hàng Standard Chartered mong muốn cung cấp một sản phẩm linh hoạt giúp người dân có khả năng sử dụng nguồn vốn của họ một cách thuận tiện đồng thời hưởng mức lãi suất hấp dẫn khi gửi tiền tại tài khoản này.

Để cung cấp sản phẩm ngân hàng có mức lãi suất cạnh tranh, đa số các ngân hàng trên thị trường yêu cầu khách hàng phải duy trì lượng tiền gửi này trong một thời gian nhất định. Rất ít ngân hàng cung cấp sản phẩm Tài khoản không kỳ hạn với mức lãi suất cạnh tranh như chúng tôi đang cung cấp. Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội để mang lại những lợi ích tốt hơn cho khách hàng cùng với người dân trải qua những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trên thế giới ngân hàng Standard Chartered là một ngân hàng rất lớn nhưng tại thị trường Việt Nam thì quy mô hoạt động của chúng tôi còn tương đối nhỏ. Hình thức giới thiệu mức lãi suất mới áp dụng cho tài khoản không kỳ hạn giúp chúng tôi tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và các khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Theo tôi được biết, ở Việt Nam hiện nay mới có khoảng 15% dân số có tài khoản ngân hàng. Đây là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành ngân hàng. Vì vậy chúng tôi cố gắng tìm những cách thức tiếp cận để có thể giới thiệu tới người dân về sản phẩm và lợi ích của các sản phẩm mà chúng tôi đem lại.

Sau đây chúng ta sẽ nói về sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng quốc tế. Tôi muốn khẳng định rằng việc tham gia vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng quốc tế không đe dọa hoạt động của các ngân hàng trong nước. Bởi các ngân hàng trong nước có những thế mạnh riêng mà các ngân hàng nước ngoài cần phải có rất nhiều thời gian mới có thể gây dựng được. Ví dụ như họ có rất nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp tại Việt Nam, họ có mối quan hệ tốt với Chính phủ và người dân đã quen sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng trong nước. Đó là những lợi thế mà các ngân hàng quốc tế còn lâu hơn nữa mới có thể có được.

Là một ngân hàng quốc tế khi tham gia thị trường ngân hàng Việt Nam, chúng tôi không có ý muốn là đánh bại các ngân hàng trong nước ra khỏi thị trường, mà chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một đất nước có ngành ngân hàng đang phát triển và cơ hội phân bổ đồng đều cho tất cả các ngân hàng đang hoạt động ở đây. Chúng tôi cũng như các ngân hàng trong nước đều mong muốn hoạt động và cung cấp những dịch vụ tốt hơn, làm hài lòng nhu cầu của khách hàng và góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.

Bên trái: nhà báo Lê Vũ Phong, bên phải: Ông Louis Taylor TGĐ Ngân hàng Standard Chartered VN
Nhà báo Lê Vũ Phong: Với lãi suất không kỳ hạn 12% và lãi suất ngân hàng gần 20% trên thị trường, mọi người đều cho rằng, đây là một lãi suất khá đặc thù trong thời điểm lạm phát hiện nay. Theo ông đó có phải là một mức lãi suất cao, mà cao đến mức khủng khiếp đó khi ta đi vay có thể lên đến 30%? Việc lãi suất cao trong thời điểm hiện nay có những mặt lợi và mặt hại như thế nào? Ôn dự báo mặt bằng lãi suất cao sẽ tồn tại bao lâu nữa?

Ông Louis Taylor: Tôi cũng  tin rằng có một số ngân hàng đang cung cấp mức lãi suất 20% cho các khách hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra một mức lãi suất không được vượt quá 14%. Tại ngân hàng Standard Chartered, sản phẩm của chúng tôi lãi suất không kỳ hạn hiện nay là 12%. Tùy theo điều kiện của thị trương, chúng tôi có thể tăng mức lãi suất lên thêm một chút nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo việc tuân thủ theo các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất cao như hiện nay có hai ý nghĩa. Một là lạm phát, lãi suất cao thì lạm phát đang ở mức cao.Thứ hai đó là sự giảm giá trị của tiền đồng. Tiền đồng của Việt Nam đã được điều chỉnh một số lần. Hiện nay, việc tiếp tục điều chỉnh tiền đồng không phải kỳ vọng của ngân hàng nhà nước và của người dân.

Lạm phát tăng cao và giá trị của tiền Đồng giảm cho chúng ta thông tin gì về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam? Thứ nhất, chúng ta sẽ có mức tăng trưởng tương đối thấp trong thời gian ngắn hạn để có được mức tăng trưởng bền vững và cao trong tương lai dài hạn hơn hay chúng ta sẽ có một tốc độ tăng trưởng tốt trong thời gian ngắn hạn và phát triển không bền vững. Ngân hàng nhà nước đã có câu trả lời cho vấn đề này. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây có thể sẽ bị giảm xuống so với những năm trước nhưng bù lại chúng lại sẽ có tăng trưởng một cách bền vững và ổn định trong tương lai dài hạn

Ngân hàng Standard Chartered hoàn toàn ủng hộ quyết định này của ngân hàng nhà nước. Chúng tôi cho rằng, lãi suất cao như hiện nay là một liều thuốc cho nền kinh tế Việt Nam vì lạm phát chính là điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ dẫn đến các hậu quả như sau. Thứ nhất, các nhà đầu tư sẽ trở nên ngần ngại, họ sẽ không sẵn sàng để tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam, chi phí đầu tư cũng như chi phí hoạt động trong thị trường Việt Nam sẽ tăng cao. Như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế dài hạn. Chính vì vậy, chúng tôi thấy, việc nâng cao lãi suất sẽ là liều thuốc để hạn chế bớt tỷ lệ lạm phát tăng cao.

Ở một khía cạnh khác, thay vì sử dụng USD và vàng làm phương tiện chính để giao dịch hay một hình thức để người dân sử dụng cũng như gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì tiền đồng nên là đồng tiền chính và là phương thức thanh toán cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối với vàng, USD, Chính phủ hay ngân hàng nhà nước không thể kiểm soát được việc bơm thêm tiền ra ngoài thị trường hay tiếp tục thu mua USD và vàng để tăng lượng dự trữ ngoại hối tại ngân hàng một cách trực tiếp. Nhưng NHNN có thể kiểm soát được tiền Đồng. Việc tăng lãi suất của tiền Đồng làm cho việc sử dụng tiền đồng được áp dụng rộng rãi ở thị trường trong nước.

Khía cạnh tích cực của việc lãi suất tăng cao đó là lạm phát có thể được kiểm soát và sự lo sợ của người dân về lạm phát tăng cao sẽ giảm xuống. Thứ hai là tạo cho người dân yên tâm hơn khi sử dụng tiền Đồng. Từ đó tạo ra bước phát triển ổn định cho nền kinh tế Việt Nam dựa trên tiền Đồng.

Mặt không thuận lợi của việc lãi suất tăng cao hiện nay đó là tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp khi họ phải vay vốn tại ngân hàng. Đối với những doang nghiệp hoặc người dân đã vay vốn của ngân hàng họ sẽ phải đối mặt với thực trạng là phải trả lãi suất ngân hàng tương đối cao. Lãi suất cao như hiện nay là một liều thuốc cho nền kinh tế nói chung và liều thuốc này tương đối hơi khó uống cho những doanh nghiệp hiện nay đang cần vốn đề mở rộng phát triển sản xuất và các doanh nghiệp mà trước kia  đã vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tăng trường 6,3% không phải tín hiệu xấu

Ông Louis Taylor: Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá cao trong những năm trước đây, ở mức hơn 7%. Cũng như đầu năm 2011, ngân hàng Standard Chartered chúng tôi đã dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mức 7,2% trong vòng một năm, tuy nhiên, sau những chính sách ban hành mới của Nhà nước, chúng tôi đã điều chỉnh lại dự đoán tăng trưởng của Việt Nam khoảng 6,3%.

Đối với nền kinh tế của Anh hay của Mỹ, nếu như được dự đoán tăng trưởng ở mức 6,3% một năm thì đây là tín hiệu đang phát triển rất tốt của nền kinh tế nên 6.3% không phải là tín hiệu xấu cho nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered chúng tôi hoàn toàn tin tưởng để tiếp tục hoạt động và mở rộng các hoạt động ở Việt Nam. Chúng tôi tập trung vào sự phát triển trong tương lai của Việt Nam nhiều hơn là những diễn biến của nền kinh tế hiện nay.

Những vấn đề mà nền kinh tế hiện nay đang trải qua ví dụ tăng trưởng của lãi suất, không phải là những yếu tố đáng ngạc nhiên hay bất thường đối với những nước đang phát triển. Tất cả các nước đang phát triển đều phải trải qua giai đoạn này để tập trung, để có được mức tăng trưởng tốt trong tương lai, thì tất các các nước đều đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách lớn và sự suy giảm giá trị của tiền nội tệ. Họ sẽ phải nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngoài, họ phải mở rộng sản xuất của họ, nhu cầu về vốn lúc đây sẽ tăng cao trong nước. Chính vì vậy, ngân hàng nhà nước cũng như chính phủ Việt Nam hiện nay đang áp dụng những chính sách để ổn định tiền tệ và hạn chế lạm phát tăng cao.

Theo đánh giá của tôi, nếu ngân hàng nhà nước cũng như chính phủ Việt Nam tiếp tục áp dụng các biện pháp này một cách liên tục và có những chính sách hướng theo mục đích này thì chúng ta sẽ đạt được một kết quả tốt. Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn này cũng như hướng tới một tương lai phát triển, một tốc độ phát triển tốt trong tương lai.

Tại ngân hàng Standard Chartered chúng tôi tin rằng nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn trước khi chứng kiến sự thăng hoa. Anh có thể nhìn thấy lạm phát trong tháng 5 đã dần giảm ở mức dưới 20%. Theo dự đoán của chúng tôi, lạm phát cho đến tháng 8 sẽ ở mức 22% và đến quý 4 năm 2011, lạm phát sẽ ngừng tăng và bắt đầu có xu hướng giảm dần.

Kết quả của những chính sách của ngân hàng nhà nước cũng như của chính phủ Việt Nam sẽ được nhìn rõ hơn ở năm 2012 khi mà những chính sách này đã dem lại những kết quả nhất định cho nền kinh tế. Hiện nay chúng ta đang trải qua những tác động hay những ảnh hưởng của những chính sách này đối với nền kinh tế trong năm 2011.

Chính phủ Việt Nam cũng như ngân hàng nhà nước đang có những bước đi đúng đắn trong việc kiềm chế lạm phát của nền kinh tế. Họ nên tiếp tục áp dụng các biện pháp này cho đến khi nhìn thấy các kết quả đích thực. Để kiểm soát lạm phát và tăng lòng tin của người dân vào việc sử dụng tiền Đồng. Nếu chúng ta có những thông báo chúng ta đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng, khó khăn này quá sớm thì chúng ta sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng tiếp theo, lại phải có những chính sách để giải quyết những vấn đề của nền kinh tế.

Tôi cho rằng, ngân hàng nhà nước nên áp dụng những chính sách này trong một thời gian đủ dài, để tác động của các chính sách này đưa ra kết quả của nền kinh tế thì chúng ta mới có thể đảm bảo rằng thời kỳ khó khăn của nền kinh tế được trải qua và chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển một cách ổn định và bền vững hơn.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Vừa rồi ông có khuyến cáo tiếp tục áp dụng các biện pháp này trong thời gian đủ dài. Nhưng với quan điểm của ông thì đủ dài là bao lâu? Đến bao giờ người dân cảm nhận được đã qua thời kỳ khó khăn nếu không có một thông báo chính thức? Theo ông sau thời kỳ khó khăn này, để bước vào thời kỳ thăng hoa có cần một giai đoạn chuyển tiếp nào không? Và giai đoạn chuyển tiếp đấy cần sử dụng các biện pháp như thế nào?

Ông Louis Taylor: Để trả lời câu hỏi chính xác thời gian là bao nhiêu lâu thì chúng ta hãy nhìn kết quả của việc áp dụng những chính sách này. Không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác bao lâu. Nhưng chắc chắn rằng câu trả lời này không phải là tuần mà có thể là vài tháng cho đến một năm để nhìn thấy kết quả của việc áp dụng những chính sách này.

Đương nhiên, nền kinh tế của Việt Nam trải qua giai đoạn này như thế nào để có thể chuyển sang một giai đoạn mới hay không thì nó phụ thuộc rất nhiều vào việc lạm phát giảm như thế nào cũng như sự tin tưởng của người dân vào tiền đồng cũng như thâm hụt thương mại Việt Nam như thế. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 5 vừa qua đã giảm dưới mức 2% so sánh với tháng trước. Đối với thâm hụt thương mại thì đã giảm hơn 1 tỷ USD so với tháng 4. Đây là những tín hiệu tốt của nền kinh tế, tuy nhiên nó không có ý nghĩa lạm phát đã được kiểm soát và lạm phát đang trên đà đi xuống.

Cũng tương tự như vậy, việc giảm lãi suất tiền Đồng sau quá trình tăng trưởng như hiện nay thì cũng cần có thời gian để giảm dần dần và đem lại sự an tâm cho người dân ở Việt Nam. Sự an tâm cũng như niềm tin vào giá trị tiền đồng nó không phải là cán cân công bằng khi mà có được sự tin tưởng của họ thì cũng rất dễ mất đi sự tin tưởng vào tiền Đồng nếu như không có những chính sách áp dụng đúng, lâu dài và cho người ta thấy những kết quả một cách rõ rệt.

Giai đoạn chuyển giao từ giai đoạn khó khăn sang giai đoạn phát triển bền vững của nền kinh tế được nhìn nhận như thế nào? Theo tôi, chúng ta sẽ dần dần nhìn thấy lãi suất bắt đầu giảm, ngân hàng nhà nước cũng như Chính phủ Việt Nam sẽ dân dần tháo bỏ những yêu cầu cũng như những chính sách áp dụng, đó là vốn, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam. Dần dần họ sẽ không kiểm soát nữa. Thứ hai, tỉ lệ dự trữ tiền Đồng tại các ngân hàng dần dần sẽ tháo bỏ. Đấy là bức tranh mà chúng ta có thể nhìn thấy chuyển giao từ giai đoạn khó khăn sang giai đoạn phát triển một cách tốt hơn.

Nguồn tin: VEF

ĐỌC THÊM