Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều cơ sở sản xuất thép chẳng hạn như nhà xưởng 1.200 hecta của ArcelorMitta tọa lạc tại bờ biển Pháp đã trở thành vùng cấm địa với đầy rẫy các kim loại và máy móc hoen gỉ. Ông Henri-Pierre Orsoni, người đã dành 33 năm cuộc đời tại nhà máy ArcelorMittal và các tiền bối trước của nó đang an hưởng cuộc sống với những cỗ máy khổng lồ bám đầu bụi do nhu cầu tiêu thụ thép tại Châu Âu trong mấy năm vừa qua gần như cạn kiệt.
Tuy nhiên, hiện tại, Ông và những người cùng ngành khác đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu hồi sinh trong ngành công nghiệp vốn đã bị thiệt hại nặng nề. Sau khi phải thường xuyên ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng thì hiện nay, cả 3 lò cao tại Dunkirk đang hoạt động hết công suất. Theo Ông Orsoni dự báo, trong năm nay, nhà máy Dunkirk sẽ sản xuất khoảng 6.6 triệu tấn tấm thép thô, tăng 5% so với năm trước. Trong khi đó, các khách hàng chính của Ông- chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất xe hơi cũng đang tăng đặt hàng để đáp ứng đủ công suất sản xuất tại các nhà máy của họ.
Tuy nhiên, trong thời điểm vẫn còn nhiều khó khăn như hiện tại thì cảnh giác là điều cần thiết.
Nếu ngành thép Châu Âu vực dậy, lợi nhuận của nhà máy ArcelorMittal tại Luxembourg có thể tăng cao. Đây là nhà máy sản xuất thép lớn nhất thế giới với sản lượng chiếm 25% sản lượng thép toàn Châu Âu. Trong khi đó, các đối khủ như ThyssenKrupp cửa Đức và Voestalpine của Úc cũng sẽ có lợi.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là liệu nhu cầu tiêu thụ tại Châu Âu liệu có đủ mạnh dể hỗ trợ các doangh nghiệp thép hoạt động hay không. Sức mua đã giảm 30% so với giai đoạn đỉnh điểm năm 2007 trong khi lực lượng lao động trong ngành cũng sụt 16% kể từ khi thép lao dốc, khoảng 350.000 công việc.
Cũng giống như Ông Orsoni, nhiều người tin rằng kinh tế Châu Âu sẽ ổn định, nhu cầu mua thép cũng tăng, với sự mở rộng của các công trình xây dựng và chỉ số sản xuất dần cải thiện. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ cú đột phá ngoạn mục nào.
Trong khi đó, tình hình khủng hoảng tại Ukraina cũng là một mối lo ngại cho công xưởng lớn của ArcelorMittal tại đây. Tuy nhiên, mối lo ngại này vẫn chưa nghiêm trọng do Nga và Ukraina chỉ là các thị trường tiêu thụ nhỏ cho ngành công nghiệp thép Châu Âu, trừ khi tình hình diễn biến tệ hơn. Điều không chắc chắn là khi đó liệu các doangh nghiệp Tây Âu có tăng đầu tư, liệu người tiêu dùng có tăng mua xe hơi, tủ lạnh, máy giặt và xây dựng có khởi sắc trở lại.
Nhu cầu mua thép từ các ngành sản xuất như đồ gia dụng , xe hơi thì đăng tăng. Tuy nhiên, ngành xây dựng- chiếm tới 35% tiêu thụ thép Châu Âu vẫn đang lê từng bước. Những quốc gia như Tây Ban Nha và Ý thì nền kinh tế của họ từ trước vốn đã phục thuộc lớn vào xây dựng. Chính Phủ các nước này đnag tập trung vào giảm nợ hơn là chi trả cho các dự án lớn.
Nguồn: Satthep.net