Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

"Ngành thép bội thực và lạc hậu không phải vì điện giá rẻ"

Không ít ý kiến cho rằng, việc có nhiều doanh nghiệp xin đầu tư dự án thép là do giá điện của Việt Nam đang rẻ hơn nhiều so với thế giới, nên họ phải tranh thủ lập nhà máy sản xuất rồi sau đó xuất khẩu ra nước ngoài.

 

 

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường lại cho rằng, đó chỉ là sự suy đoán. Thực tế của việc tồn tại nhiều dự án thép hiện nay lại đến từ một nguyên nhân khác khá tế nhị và nhạy cảm.

Hiện nay, rất nhiều nhà máy thép mới ra đời nhưng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu. Các nhà máy đã có thì chậm cải tiến, đổi mới công nghệ. Phải chăng, đó là do các nhà đầu tư muốn tranh thủ tận dụng giá điện rẻ?

Giá điện chỉ chiếm 5 – 6% trong giá thành sản xuất thép. Giá điện tăng vừa qua chỉ khiến giá thép tăng 0,5%, nên không đáng kể mà chủ yếu là do giá nguyên liệu như quặng, than, tỷ giá... tăng mạnh.

Nếu nói ngành thép tận dụng điện giá rẻ để xuất khẩu là không đúng bởi thực chất nếu đầu tư lớn, quy mô thì họ sẽ làm nhà máy điện ngay trong nhà máy thép, tức là sử dụng chu trình khép kín từ việc sử dụng khí của nhà máy để phát điện, điện đấy mới cung cấp cho sản xuất thép mới đủ. Họ chỉ mua điện khi sửa chữa lò cao, lò cốc cán thép.

Vậy các chủ đầu tư chậm đổi mới công nghệ sản xuất thép là vì sao, thưa ông?

Nói về tiêu hao điện thì một nhà máy sản xuất ra phôi, sau đó là thép cán thì có nhà máy tiêu hao 400kWh điện/tấn, nhưng có nhà máy tiêu hao đến 700kWh/tấn vẫn tồn tại. Đây không phải là do sử dụng điện giá rẻ mà là do hạch toán chưa trung thực vì vẫn còn sự bảo trợ của Nhà nước.

Đối với quy hoạch ngành thép thì đến nay cũng hơn ba năm và đã trở nên lạc hậu. Đáng chú ý là cơ quan quản lý, lập quy hoạch các địa phương cũng “phá” quy hoạch. Bởi lẽ, dựa trên quy hoạch đó nhưng khi đi đàm phán với các nước, thấy họ muốn đầu tư vào ngành thép thì mời họ vào luôn chứ không có sự lựa chọn, cân nhắc gì cả. Liên danh thép Lion – Vinashin đã bị Thủ tướng rút giấy phép là một dụ.

Bên cạnh đó, việc quy định cho các địa phương được cấp phép dự án có vốn dưới 1.500 tỉ đồng nên trong thời gian qua, các địa phương đã “ra sức” cấp giấy phép dự án, trong đó phần lớn là dự án thép. Thậm chí có nhiều dự án có ba đến bốn liên hợp thép xin đầu tư dự án.

 

Dự kiến đến hết năm nay, có thể sẽ có thêm khoảng 2 triệu tấn công suất thép xây dựng, nâng công suất lên khoảng 10 triệu tấn năm, trong khi nhu cầu chỉ khoảng 5,5 triệu tấn. Nếu xét về công suất khoảng 15 triệu tấn trong vài năm tới thì ngành thép Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á.

(Nguồn: hiệp hội Thép Việt Nam)

Vài năm trước, mặc dù bộ Công thương sau khi phát hiện ra ngành thép bị vỡ quy hoạch đã có văn bản yêu cầu các địa phương chỉnh đốn, chấp hành nghiêm các chỉ đạo của bộ. Tuy nhiên các địa phương đã không chấp hành. Do đó, đến nay tổng công suất thiết kế đã gấp đôi nhu cầu thép.

 

Có một nguyên nhân quan trọng của việc tồn tại nhiều nhà máy thép hiện nay là do lãnh đạo địa phương đều xem các dự án thép như là một thành tích trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho địa phương mình.

Còn đối với các doanh nghiệp thép, nếu đúng nghĩa thì họ không có hiệu quả kinh tế. Nhưng họ vẫn tồn tại vì nếu xây dựng một nhà máy thép ở Bắc Kạn, Cao Bằng... thì họ không lãi ở thép mà họ lãi ở việc đào quặng lên rồi mang đi bán chứ không để sản xuất thép. Tôi biết chắc chắn tổng công ty Khoáng sản (thuộc tập đoàn Than – Khoáng sản) có nhà máy thép ở Cao Bằng, nhưng họ làm thép thì lỗ nên họ phải bán quặng để thu lợi.

Chúng ta cần lưu ý Trung Quốc cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào nhưng không bao giờ cho phép nắm giữ quá 30% cổ phần. Hơn nữa, họ quy định công nghệ đầu tư phải là công nghệ mà quốc gia này chưa có. Tuy nhiên, chúng ta lại vướng vào chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài.

Nguồn: SGTT.VN

ĐỌC THÊM