Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép cần chuẩn bị gì trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại?

 Phó Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp Việt không nên tiếp tay chuyển xuất sứ cho các sản phẩm thép Trung Quốc gắn mác Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, trong số 124 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, thì có tới 30 vụ kiện liên quan đến thép, chủ yếu là các vụ điều tra chống bán phá giá.

Vậy, thép Việt sẽ đối phó với những vấn đề này như thế nào? Xung quanh vấn đề này, bên lề hội thảo với chủ đề phòng vệ thương mại do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức gần đây, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam.

- Những vụ kiện điều tra về phòng vệ thương mại đã tác động như thế nào tới ngành thép của Việt Nam, thưa ông?

Trên thế giới hiện nay đang rộ lên phong trào về chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Việc sử dụng công cụ bảo hộ thương mại sẽ tạo ra hàng rào thuế quan cản trở việc xuất khẩu thép của Việt Nam sang các nước, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Ngành thép sẽ phải đóng thêm một khoản chi phí, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép sẽ giảm đi so với trước đây.


Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp Việt không nên tiếp tay
chuyển xuất sứ cho các sản phẩm thép Trung Quốc gắn mác Việt Nam.

- Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2016 thì xuất khẩu ngành thép có suy giảm không, thưa ông?

Trong nửa đầu năm 2018, ngành thép đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù, Hoa Kỳ áp dụng một số quy định ngặt nghèo tới ngành thép, song những tác động chính sách chưa thấy có nhiều ảnh hưởng tới xuất khẩu thép Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay.

- Căng thẳng thương mại mỹ trung lên cao, thép Trung Quốc mượn danh thép Việt Nam, ông có đánh giá như thế nào về hiện tượng này, thưa ông?

Trong bối cảnh như hiện tại, chúng tôi khuyến caó doanh nghiệp thép Việt Nam không nên tiếp tay cho việc chuyển xuất xứ của thép Trung Quốc vào Việt Nam sang nước khác.

Cụ thể như tháng 6 vừa rồi, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định cuối cùng về việc chống bán phá giá và lẩn tránh thuế, chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép Việt Nam với thuế suất rất cao, tương đương với thuế suất áp cho sản phẩm thép của Trung Quốc. Cụ thể, với thép cán nguội thì cả 2 loại thép cộng lại là trên 240%; tôn mạ là trên 500%. Với thuế suất cao như thế này thì không thể nào có thể vào được thị trường của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đáng mừng là, quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ đánh vào những mặt hàng mà Việt Nam mua các loại bán thành phẩm về để gia công thép cuộn cán nóng để sản xuất thành hàng xuất khẩu sang Mỹ. Trước đây, mặt hàng này Việt Nam chưa sản xuất được, 100% phải nhập khẩu từ nước ngoài; trong đó, có nhập của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với số lượng rất lớn, khoảng 8-9 triệu tấn/năm.

Rất may từ tháng 6/2017, khi Formosa sản xuất được mặt hàng này, Việt Nam đã có nguồn nguyên liệu để sản xuất ra thép cuộn cán nguội hay tôn mạ. Sản lượng thép cuộn cán nóng của Việt Nam năm 2017 đã đạt gần 1,4 triệu tấn và năm nay dự kiến đạt 4 triệu tấn. Do đó, với lượng xuất sang Hoa Kỳ khoảng vài trăm nghìn thì Việt Nam có thừa nguồn nguyên liệu thép cuộn cán nóng để sản xuất tôn mạ hay thép cuộn cán nguội.

- Thưa ông, đó chỉ là vấn đề liên quan tới lẩn tránh thuế khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dẫn tới việc thép Trung Quốc mượn danh hàng Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong hệ thống luật pháp nước Mỹ còn có luật thương mại mở rộng ở thị trường Mỹ, đạo luật này cho phép Tổng thống Mỹ áp thuế vào những sản phẩm nhập khẩu khi có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của nước Mỹ với mức áp thuế 25%, điều này sẽ khiến doanh nghiệp vô cùng lo lắng, thưa ông?

Đúng vậy, vấn đề này, theo tôi là rất đáng ngại đối với sản phẩm thép của Việt Nam.

Nhưng do giá cả tại các thị trường khác nhau có thể sẽ khác nhau nên khoảng cách 25% không phải là rào cản lớn, mà điều đáng ngại là nước Mỹ sẽ loại trừ một số nước và đánh thuế lại một số nước thì sẽ tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.

Ví dụ, Việt Nam phải chịu thuế mà các nước khác không phải chịu thuế thì thép của các nước có thể xuất sang Mỹ được mà Việt Nam thì không. Do đó, Hiệp hội Thép Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Chính phủ lên tiếng phản đối Mỹ về việc áp dụng điều luật này đối với các sản phẩm thép của Việt Nam nói riêng và các sản phẩm thép của các nước khác nói chung.

- Dưới góc độ hiệp hội, theo ông doanh nghiệp phải làm như thế nào để đối diện với tình trạng này?

Về phía doanh nghiệp chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp không nên tiếp tay cho các sản phẩm thép “đội lốt” thép Trung Quốc.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước tôi cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt nguồn thép nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước; tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp

ĐỌC THÊM