Trong quý III/2008, ngành Thép đã phải đối diện với thời kỳ thăng trầm và ảm đạm nhất trong năm: Tình trạng tăng trưởng âm kéo dài. Trước tình hình đó Thường trực Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã phải tổ chức họp bàn với doanh nghiệp (DN), nhằm tìm ra biện pháp kích cầu, bình ổn giá, "cắt" lỗ, tháo gỡ bế tắc cho DN.
VSA cho biết, từ đầu năm cho đến tháng 6/2008, thép xây dựng tiêu thụ khá sôi động, giá cả được đẩy lên hàng tuần. Trong tổng sản lượng đạt 1.966.416 tấn, thì tiêu thụ hết 1.850.395 tấn, cao so với cùng kỳ 2007. Do giá thép xây dựng trong nước tăng cao, thép cuộn Trung Quốc (phi 6 - phi 8) giá rẻ được nhập vào một cách ồ ạt, bình quân 4 tháng đầu năm 2008 là 70.000 tấn/tháng và cả 8 tháng là 352.707 tấn đã làm cơ c u thị phần thép cuộn (phi 6 - phi 8) từ 30% xuống còn 17%.
Trước tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế giảm sút, lạm phát tăng cao ở nhiều nước giá cả một số nguyên nhiên liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm tăng đột biến... giá thép thế giới và khu vực ngày càng tăng cao, đặc biệt là phôi thép đã chào bán tới 1.200 - 1.250 USD/tấn CIF Việt Nam. Kinh tế trong nước lại gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã buộc phải đề ra một số biện pháp cấp bách, nhằm giảm tốc độ tăng trưởng GDP xuống 7% và ưu tiên chống lạm phát, tập trung 8 gói giải pháp từ tháng 4/2008 và chỉ đạo giữ giá 10 mặt hàng đến hết tháng 6/2008 không tăng và trong đó có mặt hàng thép xây dựng. Ngày 19 - 20/3/2008, Thường trực VSA đã họp với các DN sản xuất thép thống nhất không tăng giá bán thép khi giá phôi nhập khẩu chưa vượt 900 USD/tấn CIF Việt Nam. Điều nay dẫn tới tình trạng tái xuất khẩu phôi thép và thép tấm, thép cuộn cán nóng nhập khẩu với giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD của một số nhà máy sản xuất trong nước. Về việc này, VSA nhận định, do thông tin không đầy đủ nên có những nhận định thị trường khác nhau, dẫn đến âm lý lo thiếu thép vào những tháng cuối năm, đã khiến Bộ Tài chính quyết định tăng thuế xuất khẩu phôi từ 2% lên 10% từ ngày 28/7 và tiếp tục tăng từ 10% lên 20% từ ngày 10/8/2008 sau đó giảm từ 20% xuống 10% từ cuối tháng 9/2008. Bộ Công Thương cũng quyết định quản lý xuất khẩu phôi thép thông qua qui định thủ tục xin phép xuất khẩu tự động.
Chính vì vậy, từ cuối tháng 7/2008 và đầu tháng 8/2008 đến nay một số nguyên liệu cơ bản có những biến động đặc biệt là thép và phôi thép có mức giảm rất lớn, phôi thép chào bán vào Việt Nam từ 1.200 - 1.250 USD/tấn, nay giảm chỉ còn dưới 600 USD/tấn CIF Việt Nam. Theo VSA, thị trường tiêu thụ thép trong nước ngày càng ảm đảm, tháng 8 tiêu thụ chỉ 111.000 tấn, tháng 9 tiêu thụ 110.000 tấn và đã có tới 4 DN (Việt ý, Vạn Lợi...) phải dừng sản xuất cả tháng 9; còn lại thì sản xuất cầm chừng như Hòa Phát, Việt Nhật, Việt Hàn, Thép Việt; hiệu quả của các DN chuyên sản xuất phôi rất khó khăn phải ngừng sản xuất vì không bán được phôi.
Theo ước tính hiện nay, các DN thép đang tồn đọng khoảng gần 1 triệu tấn sản phẩm các loại, trị giá khoảng 1 tỷ USD. Hơn nữa, DN lại rơi vào tình trạng càng bán càng lỗ nhưng không bán sẽ không có vốn đáo nợ ngân hàng. Không khi đó lại phải đối diện với tình trạng, giá nhập khẩu phôi thép với giá phôi trong nước chênh lệch khá lớn. Giá nhập khẩu chỉ khoảng 9,8 triệu đồng/tấn, trong khi giá phôi của DN lên đến trên 13 triệu đồng/tấn càng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế chứng minh, càng hạ giá các doanh nghiệp lỗ càng nặng mà tiêu thụ thép cũng không tăng được bao nhiêu, bởi trong thời gian gần đây lượng tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh ngoài nguyên nhân kiềm chế lạm phát, siết chặt vốn tín dụng và giãn, hoãn tiến độ một số công trình theo chủ trương của Chính phủ, còn do công tác dự báo thị trường thép của VSA và cơ quan chức năng trong thời gian qua thiếu chính xác, kém linh hoạt và không theo kịp biến động trên thế giới.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho rằng: Giá thép hiện nay quay lại thời điểm quý IV/2007, doanh nghiệp thép chật vật, bởi giá thép không bù đắp được lãi su t ngân hàng phải chi phí. Nếu lạm phát giảm xuống dưới hai con số, tiêu thụ thép có thể sẽ trở lại bình thường nhưng nếu lạm phát vẫn ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ thép trong cả năm 2009, trong khi doanh nghiệp sản xuất phôi và cán thép vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, dẫn đến các doanh nghiệp đua nhau hạ giá thành sản phẩm để thu hồi vốn, khiến ngành Thép gặp khó khăn.
Để đối phó với tình hình hiện nay, theo VSA điều cốt lõi là các DN phải giữ được thị phần của mình, không chạy đua giảm giá và giành giật thị phần của DN khác. Trong buổi họp bàn biện pháp kích cầu, bình ổn giá nhằm "cắt" lỗ, tháo gỡ bế tắc cho DN, các DN phía Nam đã cam kết không chuyển hàng ra phía Bắc và ngược lại, để ổn định thị trường và tâm lý khách hàng, kích cầu tăng trở lại. Mặt khác, để kích cầu, các DN thép kiến nghị Chính phủ cho phŠp các dự án trọng điểm tiếp tục triển khai. Thêm vào đó, việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép cũng phải được đẩy nhanh lộ trình để giúp các DN thép thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Theo đó, VSA đã kiến nghị Chính phủ và các ngành hữu quan điều chỉnh chính sách thuế linh hoạt hơn. Mặt khác, đề nghị Chính phủ xem xét lập quỹ dự trữ phôi thép, đặc biệt là tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ 8% hiện nay lên 25% để giữ thị phần trong nước. Có chính sách tài chính ưu tiên cho các nhà sản xuất phôi thép và các công trình xây dựng, nhằm giải quyết khó khăn về vốn và tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu thép tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, VSA cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục giảm thuế xuất khẩu phôi thép từ 5% hiện nay xuống 2% - 0%.
(Saga)