Trong bài trước chúng tôi đã phân tích ảnh hưởng của tỷ giá và lãi suất đến giá thép.Hiện nay, tỷ giá đang ở 21.250 vnd/usd như vậy chênh so với tỷ giá công bố của ngân hàng là 19.500 khoảng 1.750 vnd.Trên thực tế các doanh nghiệp phải thanh toán mức chênh lệch này thấp hơn một chút.
Sau khi các ngân hàng nâng lãi suất huy động lên đụng trần là 12%/năm và lãi suất cho vay được thoả thuận, thì hiện nay lãi suất của các ngân hàng cho doanh nghiệp vay là 16.5% đến 17.3%/năm.
Với lãi suất tạm tính 17%/năm thì mức tăng trên giá trị hàng hoá mỗi tháng là: Tạm tính trị giá hàng hoá hiện nay là 13.000 VND/kg x0,17/12=184 vnd/kg. Như vậy, sau mỗi tháng hàng còn nằm tại kho doanh nghiệp sẽ phải trả 184 vnd/kg và tương ứng với khoảng 46 vnd/kg/tuần.
Với mức chênh lệch về tỷ giá trên, tạm tính 1.500 vnd/kg và giá nhập khẩu trung bình hiện nay khoảng 605 USD/tấn
-Giá thành 1 tấn thép khi chưa tăng tỷ giá 605 USDx19.500=11.797.500 VND/tấn(chưa có VAT +phí làm hàng)
-Giá thành 1 tấn thép khi tăng tỷ giá ( tạm tính 1.500 đồng) là 605 USDx 21.000=12.705.000 vnd/tấn (chưa có VAT +phí làm hàng)
-Như vậy chênh lệch trong giá thành thép là 907,5 vnd/kg.
Trong thơi gian vừa qua mức tăng giá thép chỉ ở mức 300-500 vnd/kg tuỳ mặt hàng.Như vậy mức tăng này vẫn chưa đạt như thiệt hại do tỷ giá và lãi suất mang lại.
Theo thông tin mới nhất, một số ngân hàng đã ngưng cho các doanh nghiệp thép vay nhằm tranh rủi ro.
Hiện nay, một số doanh nghiệp thép đã ngưng bán hàng ra chờ động thái tiếp theo của tỷ giá.Trong khi giá bán hiện thời không đáp ứng được kỳ vọng cũng như một số doanh nghiệp sẽ lỗ khi bán hàng ra do việc biến động tỷ giá.Đơn cử trong tuần vừa qua, giá trung bình các lô hàng thép cán nóng chính phẩm nằm khoảng 605 usd/tấn.Với tỷ giá 21.000 vnd kg thì giá thành thép hiện là 14.220 vnd/kg.Với giá thành này sau 2 tuần doanh nghiệp nhận nợ thì sẽ là 14.320 vnd/kg cao hơn với giá bán hiện nay 800-1000 vnd/kg.Như vậy với mỗi kg thép bán ra ngay bây giờ các doanh nghiệp có lô hàng mới sẽ lỗ từ 800-1000 đồng/kg.
Với tỷ giá biến động phức tạp thì người nhập khẩu hầu như không dám nhập khẩu thương mại.Vì tỷ giá lúc tính toán giá thành, mở L/C và lúc nhận nợ với ngân hàng có thể rất khác nhau nếu tỷ giá biến động mạnh có thể gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.
Khi tỷ giá tự do tăng so với tỷ giá do ngân hàng công bố thì DN thép phải thanh toán với ngân hàng theo tỷ giá công bố + phí và cũng sát với tỷ giá tự do .Nếu tỷ giá USD tự do giảm so với tỷ giá công bố thì DN vẫn phải thanh toán theo tỷ giá công bố.Doanh nghiệp có thể mua USD tự do để thanh toán cho ngân hàng nhưng lượng USD tự do có đủ cung cho thị trường hay không là một chuyện khác.
Khi USD tự do nóng thì hầu hết các DN xuất khẩu không chủ động bán USD cho ngân hàng.Vì vậy hiện tượng đầu cơ USD tăng lên.Vì thế từ giờ đến cuối năm tỷ giá USD sẽ có những diễn biến bất lợi cho doanh nghiệp
Nguồn:Satthep.net