Bộ Công thương dự báo, năm 2018, ngành thép sẽ duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20 – 22% so với năm 2017. Nhiều dự án bất động sản, hạ tầng giao thông được triển khai xây dựng.
Nghành thép nhiều tiềm năng phát triển 2018
Tính đến hết tháng 5/2018, lượng xuất khẩu sắt thép đạt 2,36 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, tăng 41,9% về lượng và tăng 57,8% về trị giá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sắt thép Việt Nam là ASEAN, trong đó Campuchia với 491 nghìn tấn, tăng 48,4; Indonesia 301 nghìn tấn, tăng 25,4%; Malaysia 292 nghìn tấn, tăng 99%. Ngoài ra còn có Hoa Kỳ với 368 nghìn tấn, tăng 104%; EU 286 nghìn tấn, tăng 146% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 43,7%; 5,3% và 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15%, sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%. Đặc biệt, sản xuất thép cuộn cán nóng dự kiến tăng mạnh nhất, 154% so với năm ngoái, nhờ Formosa Hà Tĩnh dự định tăng gấp đôi công suất sản xuất khi đưa lò cao số 2 (công suất 4 triệu tấn/năm) đi vào sản xuất trong 6 tháng cuối năm 2018, giúp nâng tổng công suất của Fomosa lên 7 – 8 triệu tấn/năm.
Trong đó, một số dự án dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm nay như Tập đoàn Hòa Phát đưa vào hoạt động dự án thép cán công suất khoảng 600 nghìn tấn trong tháng 8/2018; Tập đoàn Hoa Sen đưa thiết bị dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh, mạ màu vào hoạt động với công suất 350 nghìn tấn; Công ty Tung Ho đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất công suất 600 nghìn tấn thép xây dựng.
Nguồn tin: Môi trường & Cuộc sống