Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép hồi tỉnh trong sự yếu ớt

Kết thúc quý I/2013, ngành thép đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc với tổng mức tiêu thụ trong tháng 3 tăng hơn tháng trước, song so với cùng kỳ năm ngoái thì vẫn thấp hơn nhiều. Trong khi đó, tính đến 15/3, lượng thép tồn kho vẫn ở mức cao với 330.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

 
 
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, lượng thép của toàn ngành trong tháng 3/2013 đạt khoảng 270.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với tháng trước, nhưng vẫn thấp hơn 80.000 tấn so với tháng 3/2012 (tương đương với 20%). Ước tính tổng lượng thép sản xuất trong cả quý I/2013 giảm 5% (30.000 tấn) so với cùng kỳ do lượng cầu sụt giảm.
 
Tiêu thụ thép của tháng 3 đạt khoảng 260.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với tháng  2/2013 và giảm 135.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng thép tiêu thụ trong cả quý I/2013 ước tính đạt 910.000 tấn, tăng 30.000 tấn so với quý I/2012. Tuy nhiên, tính đến 15/3, hàng tồn kho vẫn khá lớn với 330.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với cùng kỳ.
 
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, thép nhập khẩu trong 3 tháng đầu tiên của năm 2013 đã giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 800.000 tấn (tương đương 574.000 USD), nhưng vẫn khá cao so với lượng tiêu thụ trong nước.
 
Lý giải cho tình trạng trì trệ của thép nội, Bộ Xây dựng cho rằng thị trường bất động sản đóng băng kéo dài đã kéo theo nhu cầu đối với các ngành nguyên vật liệu xây dựng cũng sụt giảm khiến cho cung vượt cầu quá xa. Trong khi đó, sức ép từ thép giá rẻ của Trung Quốc khiến cho thị trường nội địa càng thêm ế ẩm. Thậm chí, nhiều dự án sản xuất thép nội còn quyết định tạm đình trệ một thời gian để “cầu cứu” các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ trong giai đoạn khó khăn.
 
Tuy nhiên, theo ông Lê Phú Hưng - Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, chủ đầu tư của hai dự án thép trọng điểm là gang thép Thái Nguyên và Nhà máy thép Lào Cai đang phải tạm “ngủ” thì việc kéo dài các dự án cũng gây ảnh hưởng lớn đến tài chính của chủ đầu tư. Ông Hưng cho biết chỉ tính riêng lãi suất ngân hàng của hai dự án bị đình trệ đến nay đã thiệt hại 700 tỷ đồng. Hơn nữa, mùa khô hạn sắp đến sẽ khiến tình trạng sản xuất của các nhà máy thép càng khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm của người lao động. Do đó, chính phủ cần xem xét đưa ra các gói cứu trợ khẩn cấp để phần nào tháo gỡ khó khăn cho ngành thép. Tuy nhiên, trong khi ngành BĐS vẫn đang loay hoay chờ Chính phủ cứu giúp thì lại đến lượt ngành thép đòi “giải cứu” khẩn cấp thì không biết liệu Chính phủ  sẽ đáp ứng lời cầu cứu của ngành nào trước hay tốt nhất cứ để thị trường tự điều chỉnh theo kiểu “rơi tự do”.

Nguồn tin: SMkinhte

ĐỌC THÊM