Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép - Lợi nhuận cải thiện

Báo cáo ngành thép và cổ phiếu thép của CTCK Ngân hàng Sài Gòn thương tín- SBS: "Khung giá mục tiêu đối với các cổ phiếu trong ngành thấp hơn 10 – 15% sẽ đưa các cổ phiếu ngành thép về mức giá trước đợt tăng, với trung bình PE khoảng 6 – 7 lần, một số cổ phiếu đầu ngành có PE ~ 8 lần. Đối với hoạt động đầu tư thực sự, đây sẽ là khung thích hợp để giải ngân trở lại, đặc biệt một số cổ phiếu tốt như HPG, POM, SMC do mặt bằng giá khá an toàn".

Lượng tiêu thụ tăng mạnh sau khi sụt giảm quý trước đó

Theo  thông  tin  từ Hiệp  hội  thép,  lượng  thép  xây  dựng  tiêu  thụ  trong  tháng  7,  8  đạt  trung  bình 460,000 tấn/tháng và có thể giữ nguyên mức này trong tháng 9. Khả năng lượng tiêu thụ quý 3 sẽ đạt 1.38 triệu tấn; tăng mạnh (+44%) so với 960 nghìn tấn quý 2 ; (+29%) so với 1 triệu tấn trong quý 1. Yếu tố chu kỳ ngành thép gần như bị đảo lộn trong 9 tháng đầu năm với mức tiêu thụ giảm sâu trong quý 2 (thường là mùa cao điểm xây dựng) nhưng lại tăng mạnh trong quý 3 (thường thấp do mùa mưa). Chúng tôi không loại trừ sự tồn tại của yếu tố đầu cơ hàng khi giá thép tăng như đã từng xảy  ra  trong  cuối quý 1. Tuy nhiên,  trước mắt,  sự  cải  thiện về  tiêu  thụ  tại nhà máy  của  các doanh nghiệp thép trong quý 3 sẽ ảnh hưởng đến tích cực đến kết quả kinh doanh quý này.

Biến động giá khả quan nhờ thị trường thế giới

Theo công bố giá bán của Vnsteel, giá bán tại nhà máy (chưa có VAT) đối với các loại thép xây dựng áp dụng từ 14.2 – 14.5  triệu đồng/tấn. So với giá bán tại thời điểm cuối tháng 6, hiện tại giá thép bán ra thị trường đã tăng thêm 20% (~VND2.5 triệu/tấn). Trong đó, mức tăng giá phôi thép thế giới là  khoảng USD100; ~ VND2  triệu/tấn;  biến  động  tỷ  giá  làm  giá  phôi  nhập  khẩu  cũng  tăng  thêm khoảng VND500,000/tấn.  Tuy nhiên, tính trung bình giá theo tỷ trọng sản lượng tiêu thụ trong quý thì mặt bằng giá bán quý 3 có thể cao hơn khoảng 5% so với trung bình quý 2. Nguyên nhân là trong quý 2, giá bán thép tại nhà máy chỉ thực sự giảm mạnh trong tháng 6; trong tháng 4, 5, các doanh nghiệp vẫn giữ giá bán cao (> VND13 triệu) do giá vốn cao.  

Theo số liệu giao dịch của LME, giá nguyên liệu phôi thép đã giảm khoảng USD100/tấn từ đầu tháng 5 đến cuối  tháng 6.   Với chu kỳ  tồn kho bình quân 2  tháng sản xuất, phần  lớn  lượng  tồn kho các doanh nghiệp tại cuối quý 2 sẽ nằm trong mức giá thấp.   Tuy nhiên, thành phẩm sẽ có giá vốn khá cao tại thời điểm cuối quý nên lượng thành phẩm này sẽ chỉ cải thiện nhẹ biên lợi nhuận gộp trong tháng 7, và tốt hơn tháng 6 nhờ giá bán đã tăng trở lại.   Lượng tồn kho phôi giá thấp từ giữa tháng 5 đến nữa đầu tháng 7 (khoảng 2 tháng) có thể tạo ra mặt bằng giá vốn rất thấp cho 2 tháng tiêu thụ còn lại của quý 3.  Theo phân tích này, lợi nhuận gộp biên có thể đạt 25% - 28%  cho 2 tháng 8,9; tạo ra mặt bằng biên lợi nhuận quý 3 rất tốt (~20%), có thể xem là cao nhất từ đầu năm đến nay.

http://www.vinacorp.vn/UserFiles/BCPT/Steel.gif

Nguồn SBS

Cẩn trọng biến động giá thép sau chu kỳ tăng

Dự báo nếu không có biến động nào đáng kể, lợi nhuận các doanh nghiệp thép sẽ ổn định trong quý 4 và trở về mức cân bằng. Sản lượng tiêu thụ có thể ổn định tương đương trung bình quý 3, (hoặc thấp hơn 10%) do đây là thời điểm thi công gấp rút của các công trình cuối năm sau mùa mưa quý trước.  

Tuy nhiên, ngành thép có thể xảy ra tình trạng tương đương quý 2 với nhiều đặc điểm tương đồng.

Thực tế nhu cầu tiêu  thụ thép thường  thấp trong quý 3, do đó, việc sản  lượng tiêu  thụ tăng  trong tháng 7,8 có thể do yếu tố mua tích trữ từ các đại lý phân phối, không xuất phát từ nhu cầu thực sự.

Điều đó có thể giảm lượng bán hàng của các nhà máy trong các tháng tới khi giá đang có dấu hiệu chững và các đại lý giảm thu mua.  Hiện tại, giá thép trên thị trường thế giới đều đang có xu hướng chững lại. Mặc dù xu hướng giảm vẫn chưa được xác định, khả năng giảm có thể xảy ra trong ngắn hạn do thực trạng kinh tế thế giới chưa ổn định và nhu cầu tiêu thụ thép sẽ còn thấp, đặc biệt từ Trung Quốc. Baosteel trong một dự báo gần đây cho rằng giá thép sẽ giảm trước khi phục hồi vào quý 4 (tức khoảng tháng 9); hợp đồng   giá bán quặng sắt của Rio Tinto áp dụng trong tháng 10,11 cũng đã giảm 13% so với hiện tại do dự báo xu hướng giảm. 

Chiến lược đầu tư cổ phiếu thép 

Sau một thời gian tăng mạnh,  một số cổ phiếu thép đã có tỷ suất lợi nhuận đạt được từ 20 – 30% như VIS, VHG, PHT, TLH, SSM.   Yếu  tố  lợi nhuận quý 3 cải thiện khuyến khích đầu tư ngắn hạn cổ phiếu thép. Tuy nhiên, xem xét định giá, một số cổ phiếu hiện đạt chỉ số giá (PE) bình quân trên 10 lần như VIS, VHG, HMC… làm cho đầu tư ngắn hạn không còn hấp dẫn và khuyến khích hoạt động bán ra.

Ngoại trừ các cổ phiếu trên, chúng tôi xác định khung giá mục tiêu đối với các cổ phiếu trong ngành thấp hơn 10 – 15% sẽ đưa các cổ phiếu ngành thép về mức giá trước đợt tăng, với trung bình PE khoảng 6 – 7 lần, một số cổ phiếu đầu ngành có PE ~ 8 lần. Đối với hoạt động đầu tư thực sự, đây sẽ là khung  thích hợp để giải ngân  trở  lại, đặc biệt một số cổ phiếu  tốt như HPG, POM, SMC do mặt bằng giá khá an toàn.   

Hoạt động đầu tư ngắn (mang tính đầu cơ, lướt sóng) có thể không còn hấp dẫn. Sau khi giá thép đã tăng liên tục thời gian qua, kỳ vọng giá tăng tiếp là khó khăn nên sẽ không còn thông tin để tạo sóng. 

Bên cạnh đó, khả năng giá thép giảm có thể xảy ra vào cuối tháng 9 khuyến khích hoạt động bán ra ngắn hạn để có thể mua lại ở giá thấp hơn. 

Nhìn chung, do mối tương quan chặt giữa giá thép thế giới và giá cổ phiếu trong nước. Yếu tố này cần được theo dõi đối với cả hai hoạt động đầu tư với thời điểm giải ngân tối ưu là trước khi giá kết thúc chu kỳ giảm và bắt đầu chu kỳ tăng trở lại cũng như trước thời điểm công bố lợi nhuận quý 3. 

Mặt khác, nếu giá thép vẫn duy trì ổn định, hoạt động đầu tư cơ bản khá tốt tại khung giá như trên.

Tài liệu đính kèm: SBS_Báo cáo ngành thép tháng 09/2010.pdf

Nguồn: CTCP CK Sacombank- SBS  

ĐỌC THÊM