Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép trong nước đối diện với thực trạng cung vượt cầu

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, công nghiệp thép sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc phá sản nếu các mặt hàng sắt thép của Nga được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% hàng loạt.
 Lí do khiến Hiệp hội thép lo lắng là bởi hiện nay các Bộ ngành đang xây dựng phương án thuế nhập khẩu mặt hàng thép nói riêng và các mặt hàng khác của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUTFA).
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính góp ý về phương án thuế nhập khẩu mặt hàng thép mới đây, Hiệp hội thép cho biết: Hiện nay, công suất các nhà máy thép của Việt Nam là hơn 11 triệu tấn thép xây dựng; hơn 9,29 triệu tấn phôi thép; hơn 2,1 triệu tấn ống thép… Ngành thép đang trong tình trạng cung vượt xa cầu, chưa kể các dự án đang trong giai đoạn xây dựng khi đi vào sản xuất sẽ khiến cho tình trạng cạnh tranh ngay chính các doanh nghiệp trong nước ngày càng gay gắt.
“Ngành công nghiệp thép Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thép xây dựng sẽ phải chịu một sự cạnh tranh cực kì khủng khiếp với người khổng lồ trong ngành công nghiệp thép thế giới là nước Nga, thậm chí sự cạnh tranh còn lớn hơn rất nhiều so với nước láng giếng Trung Quốc” – Hiệp hội thép cảnh báo.
Trong năm 2013, Nga đứng vị trí thứ 5 về sản xuất thép thô trên thế giới với 68,7 triệu tấn so với Việt Nam là 5,6 triệu tấn (đứng thứ 26) và xuất khẩu sắt thép của Nga đạt 23,6 triệu tấn (chiếm hơn 34%tổng lượng sản xuất của nước này).
“Số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp ngành công nghiệp thép Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc phá sản khi các mặt hàng sắt thép của Nga được hưởng thuế suất 0% hàng loạt khi Hiệp định này được kí kết” – theo Hiệp hội thép Việt Nam.
Vì thế Hiệp hội thép Việt Nam kiến nghị xem xét xây dựng phương án phù hợp của Việt Nam về các mức thuế suất nhập khẩu của mặt hàng sắt thép trong Hiệp định thương mại VCUTFA trên cơ sở hài hòa với mức thuế và lộ trình cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.
Đồng thời, Hiệp hội thép cũng kiến nghị xem xét đưa mặt hàng sắt thép vào danh mục hàng hóa cần được bảo hộ có lộ trình để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất thép trong nước.

Nguồn tin: KT&ĐT

ĐỌC THÊM