Ngành thép Trung Quốc đang cần có những cải tiến kịp thời do đã trở nên quá nặng nề và cồng kềnh. Hiện trạng này cũng diễn ra tương tự tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản trong nửa sau thế kỷ qua. Trong tất cả mọi trường hợp, để giải quyết vấn đề cần phải bắt tay vào việc giảm nguồn cung từ Trung Quốc để cân bằng cung cấp. Tuy nhiên, giải pháp này thực sự là một đòn đau với nhân công.
Do đó, để giải quyết tình trạng này thì Chính Phủ cần phải có quỹ hỗ trợ cho các công nhân thất nghiệp. Bên cạnh đó, Chính Phủ cũng cần thúc đẩy đầu tư mới để kích thích các ngành công nghiệp hiện đại và tạo nhân công. Khuyến khích sáp nhập và thu mua cũng là một giải pháp để giải quyết tình trạng trên. Kế hoạch này chỉ có thể hiệu quả khi cùng kết hợp thực hiện 3 chính sách trên.
Tạo việc làm mới cho nhân công cũng là vấn đề cần thiết thay vì giữ họ lại trong các xưởng sản xuất không hiệu quả. Chính Phủ cần phải hỗ trợ quỹ để giải quyết vấn đề lương cho các công nhân và để cải thiện vốn cho các công ty mới.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 7-7.5% trong năm nay và năm tới theo ước tính của IMF và OECD. Những con số này có thể chấp nhận được đối với những quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, con số này quá thấp so với đầu những năm 1990.
Ngành thép đang gặp áp lực do thị trường bất động sản suy yếu. Gía thép giảm và các nhà máy cũng không thu được lợi nhuận. Các nhà máy thép đang được yêu cầu giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí và nguồn nước .
Trong khi đó, công suất quá mức vẫn tồn tại gây sức ép lên thị trường trong nước. Các nhà máy thép đang tăng xuất khẩu để hạn chế vấn đề này. Tình hình hiện tại ở Trung Quốc như 1 tấm gương phản chiếu diễn biến tại các nền kinh tế lớn khác trong những năm 1980 và 1990, tuy nhiên, sản lượng hiện nay lớn hơn rất nhiều. Thế tiến thoái lưỡng nan này không chỉ xảy ra chỉ ở ngành thép ma còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Nguồn tin: Satthep.net