Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép và GDP Ấn Độ được hưởng lợi từ việc đổi mới cơ sở hạ tầng

Ấn Độ đã đưa đến một tia sáng hiếm hoi tại hội nghị ngành thép worldsteel-49 tổ chức ở Chicago hôm thứ Hai, với sức tiêu thụ thép của cả nước sẽ theo sau sự tăng trưởng GDP mạnh trong những năm tới. Không giống như Trung Quốc, nơi việc tiêu thụ thép đã tách riêng ra khỏi GDP vì tăng trưởng kinh tế đã trở nên trì trệ hơn, Ấn Độ đang bắt đầu một chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng lớn.

Hiệp hội thép thế giới dự báo mức tiêu thụ thép của Ấn Độ trong năm 2016 sẽ tăng 7,6% so với năm nay, trong khi Standard & Poor dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ đạt 8,2% trong năm tới.

T.V. Narendran, giám đốc điều hành Tata Steel India, cho biết quy trình cải cách kinh tế lâu dài đã tập hợp động lực dưới thời Thủ tướng  Narendra Modi, và các sáng kiến cơ sở hạ tầng mới cũng như thành phố thông minh sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép gia tăng. Cơ sở hạ tầng tốt hơn cũng sẽ giúp giảm bớt chi phí hoạt động cho ngành thép.

 “Tất cả điều này trùng khớp với thực tế rằng Ấn Độ đang đô thị hóa với tốc độ chóng mặt và hoạt động kinh tế cũng đang phục hồi, tất cả đều tốt cho ngành thép”, Narendran trao đổi với Platts tại hội nghị.

Sajjan Jindal, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành JSW Steel, cho biết tăng trưởng sức mua đã thu hẹp lại trong nửa đầu năm tài chính hiện hành nhưng ông kỳ vọng nó sẽ cải thiện trong thời gian còn lại, nhờ những biện pháp hỗ trợ từ chính phủ. Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ đồng nghĩa với nước này có thể sẽ trở thành nơi tiêu thụ thép lớn thứ hai trong vài năm tới, và hy vọng sẽ là nhà sản xuất thép đứng hai sau Trung Quốc.

Nhưng ông khuyến cáo rằng những nguyện vọng của Ấn Độ bị đe dọa bởi thép giá rẻ từ Trung Quốc cùng với việc nhập khẩu mạnh hơn từ Hàn Quốc và Nhật Bản, hai nước này đã ký hiệp ước thương mại tự do với Ấn Độ vì vậy không thể trông cậy vào hàng rào thương mại. “Ấn Độ là một thị trường chuyên nhập khẩu trong một khu vực mà chủ yếu là xuất khẩu”.

Nguồn tin tại Worldsteel cho biết việc thu hồi đất và ngân quỹ vẫn là những thách thức lớn cho những kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới của Ấn Độ. “Vẫn có nhiều sự lạc quan nhưng vẫn chưa có gì xảy ra, nó sẽ rất chậm”.

 

Nguồn tin: satthep.net

ĐỌC THÊM