Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép vẫn lao đao vì cung vượt cầu

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã bắt đầu giảm sản lượng, giảm chi phí, giảm tồn kho. Ngành thép trong thời gian qua không có lãi chỉ có hòa hoặc lỗ.

Càng sản xuất càng lỗ

Một thực tế mà các doanh nghiệp thép vẫn đang phải đối mặt là tiêu thụ trong nước giảm, tồn kho cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống công nhân và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ngành thép cần có chiến lược mới trong thời gian tới.
Ngành thép cần có chiến lược mới trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, 9 tháng đầu năm lượng thép sản xuất trong nước đạt khoảng 9,5 triệu tấn, tăng gần 2,19% so với năm 2010, trong đó sản xuất thép mạ kim tăng cao nhất, đạt 19,73%, sản xuất thép xây dựng tăng 1,93%.

Trong khi đó tiêu thụ sản phẩm thép 2011 của Việt Nam giảm so với 2010. Mặc dù tiêu thụ các loại thép khác tăng 25,36%, xuất khẩu tăng 17,5% nhưng đối với các sản phẩm dài năm 2011 giảm 3,98% so với năm 2010, và nhập khẩu sản phẩm dẹt giảm mạnh ở mức 23,38%. Dự kiến cả năm 2011 tiêu thụ thép còn sẽ giảm 7,69%.

Theo ông Lê Minh Hải, Tổng giám đốc Cty CP sản xuất thép Việt Đức, hiện nay ngành thép sản xuất thép xây dựng chiếm đến 60% trên tổng sản lượng thép, tuy nhiên càng sản xuất càng lỗ vì nhu cầu tiêu thụ chậm, cung vẫn vượt cầu, tồn kho nhiều. Riêng công ty ông sức tiêu thụ giảm mạnh 75% so với tiêu thụ của cả nước, trung bình một tháng chỉ có 20 ngày bán được sản phẩm, 10 ngày còn lại không có sản phẩm nào được bán ra.

Đồng tình với ông Hải, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Hòa Phát cũng cho rằng, mặc dù công ty Hòa Phát sản xuất thép đứng thứ hai Việt Nam, chiếm tới 13% thị phần trong nước, tuy nhiên hiện nay cũng đang giảm sản lượng, giảm sản xuất còn 80% do nhu cầu tiêu thụ trong nước chậm. Ông cũng cho biết thêm, nếu các doanh nghiệp thép không có chiến lược sản xuất thì những doanh nghiệp nhỏ sẽ có nguy cơ phá sản, và các doanh nghiệp lớn hơn chỉ có hòa hoặc lỗ.

Chưa có dấu hiệu “khới sắc”?

Nhiều doanh nghiệp thép đều nhận định, năm 2011, ngành thép phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do chống lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, nhiều công trình đầu tư bị cắt giảm, bất động sản đóng băng, thiếu điện, thiếu ngoại tệ, lãi suất ngân hàng vượt 20%… 

Đặc biệt, ngành thép lại phải đối mặt với các sản phẩm thép nhập khẩu với giá cạnh tranh từ Trung Quốc và các nước Asean khi Việt Nam thực hiện cam kết của Hiệp định thương mại song phương và đa phương. 

Trước tình hình đó, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, trong năm 2012 ngành thép sẽ có nhiều tín hiệu tốt, vì hiện nay ngành thép là một trong những ngành sản xuất quan trọng phục vụ nhu cầu của nhiều lĩnh vực, bên cạnh đó hiện cũng có nhiều doanh nghiệp tiếp tục xin được đầu tư những dự án thép.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều cho rằng, sang năm 2012, ngành thép vẫn không có nhiều hy vọng và “khởi sắc” hơn năm 2011. Thực tế cho thấy Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu 70-80% sắt thép phế, gần 40% phôi thép, 100% thép cuộn cán nóng… nên những biến động về giá cả trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thép Việt Nam. Việc tăng, giảm giá thép bán tại thị trường Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như giá nguyên liệu thép của thị trường thế giới.

Cũng theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, bước sang năm 2012 ngành thép vẫn phải đối diện với những khó khăn, thách thức khó lường khi mà chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt tiền tệ… 

Tuy vậy, Chính phủ vẫn quyết tâm duy trì tăng trưởng GDP ở mức 6% cho năm 2012. Do đó hiệp hội thép Việt Nam dự báo tăng trưởng tiêu thụ thép năm 2012 là 4%.

Nguồn tin: Laodong

ĐỌC THÊM