Trong năm 2010, các DN thép Việt Nam sản xuất được 8,7 triệu tấn sản phẩm thép, tăng 13% so với năm 2009. Hiện nay, sản lượng thép sản xuất nội địa có thể đáp ứng khoảng 80% tổng nhu cầu thép cả nước, do công suất sản xuất thép xây dựng và thép tấm lá tăng nhanh. Đáng chú ý, sản lượng thép xây dựng của các nhà sản xuất thép nội địa trong năm 2010 đạt 5,7 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2009 và chiếm 65% tổng sản lượng thép trong nước. Ngoại trừ Nhà máy thép tấm lá POSCO đã đi vào hoạt động trong tháng 10/2010, các dự án xây dựng nhà máy thép có vốn FDI trị giá hàng tỷ USD vẫn chưa có nhiều tiến triển hoặc không thể thực hiện theo kế hoạch ban đầu, ví dụ như các dự án của Tập đoàn Formosa và Tycoons Worldwide Group. Các dự án của công ty thép Suns steel và Tata steel cũng đang trong tình trạng tương tự, sau khi được phê duyệt từ năm 2006 và 2007. Giấy phép đầu tư các dự án thép khác có vốn FDI của Essar Steel, Lion Group và Samoa Qian Ding Group đã được Chính phủ thu hồi hoặc các nhà đầu tư tự hủy bỏ. Việc trì hoãn các dự án nhà máy thép có vốn FDI lớn làm giảm nguy cơ dư thừa thép do năng lực sản xuất thép tăng đột biến. Đồng thời, đây cũng có thể là cơ hội tốt cho các công ty sản xuất thép hàng đầu trong nước cải thiện công nghệ và nâng cao công suất trong giai đoạn 2011 - 2013. Một số dự án nâng công suất của Nhà máy thép Lào Cai, Nhà máy thép liên hợp - giai đoạn 2 của Tập đoàn Hòa Phát, Nhà máy thép của Tisco và Pomina dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận sẽ cải thiện Năng lực sản xuất bán thành phẩm của các công ty thép trong nước, đặc biệt là phôi thép đã được cải thiện đáng kể trong 5 năm qua, từ 1,3 triệu tấn lên 3,7 triệu tấn vào năm 2010 (Nguồn: VSA). Do đó, tỷ suất lợi nhuận của những DN có thể sản xuất phôi thép gia tăng đáng kể và giảm mức độ ảnh hưởng bất lợi từ những biến động của thị trường nguyên liệu. Trong năm 2010, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước đáp ứng 70% khối lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành thép. Đặc biệt, ba DN thép hàng đầu là Tisco, Hòa Phát và Pomina đã tăng công suất đáng kể. Công suất sản xuất phôi thép của Tisco và Công ty Thép miền Nam đạt 350.000 tấn/năm/công ty trong năm 2010. Hòa Phát đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án Nhà máy thép liên hợp nhằm nâng công suất sản xuất phôi thép từ 350.000 tấn lên 1 triệu tấn trong năm 2012. Pomina cũng tăng công suất sản xuất phôi thép từ 500.000 tấn lên 1,1 triệu tấn vào đầu năm 2012. Tổng công suất sản xuất phôi thép trong nước sẽ tăng từ 5,7 triệu tấn năm 2010 lên 7,5 triệu tấn vào năm 2012, đảm bảo nguồn cung phôi thép cho sản xuất trong nước trong năm 2012 và giúp các công ty thép nội địa kiểm soát tỷ suất lợi nhuận tốt hơn. Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong nước trong tháng 3/2011 đạt 328.000 tấn, giảm 30% so với mức tiêu thụ trung bình trong tháng 1 và tháng 2, sau khi các công ty kinh doanh thép tăng cường trữ hàng trong 2 tháng đầu năm. Như vậy, tổng sản lượng tiêu thụ trong quý I/2011 đạt 1,27 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2010. Hiện tại, các DN kinh doanh thép trong nước vẫn thận trọng trước tình hình lãi suất căng thẳng và giá thép thế giới biến động bất ngờ, nhất là khi giá thép nguyên liệu vẫn đang ở mức cao, trong khi giá bán trong nước bắt đầu hạ nhiệt do tình hình tiêu thụ chậm lại. Thép trong nước giảm nhẹ do cầu giảm Giá thép nguyên liệu toàn cầu tăng mạnh, cộng với chi phí lãi vay cao và tác động tiêu cực của tỷ giá trong quý IV/2010 và quý I/2011 đã buộc các nhà sản xuất thép trong nước tăng giá thép. Trong tháng 3/2011, giá bán thép trong nước là 16,97 triệu đồng/tấn (808 USD/tấn), tăng 14% so với đầu năm. Tuy nhiên, giá thép nội địa trong tháng 4/2011 đã được điều chỉnh giảm nhẹ 1,8% so với giá đỉnh trong tháng 3, do nhu cầu yếu. Việc giá thép trong nước giảm có thể giúp tiêu thụ trong các tháng tới phục hồi. Bên cạnh đó, quý II là mùa tiêu thụ thép xây dựng trong năm. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng sản lượng thép tiêu thụ sẽ phục hồi vào giữa quý II/2011. Chúng tôi cho rằng, ngành thép sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, do chịu tác động của giá nguyên liệu đầu vào tăng, cộng với những bất lợi từ việc tăng giá xăng dầu, giá điện. So sánh một số doanh nghiệp thép lớn HPG POM VIS TISCO Trung bình ngành Công suất thiết kế (tấn) 600.000 1.100.000 250.000 550.000 - sản xuất phôi 350.000 500.000 400.000 350.000 - sản xuất thép 600.000 1.100.000 250.000 550.000 Công suất thực tế - sản xuất phôi 80% 100% n/a 69% 70% - sản xuất thép 97% 81% 99% 111% 82% Sản lượng sản xuất 2010 (tấn) 581.623 888.000 248.502 612.692 Vốn chủ sở hữu cuối năm 2010 (tỷ đồng) 6.398 2.821 581 2.054 Doanh thu 2010 (tỷ đồng) 14.267 11.203 3.085 8.328 Lợi nhuận thuần 2010 (tỷ đồng) 1.376 660 110 211 Tỷ suất lợi nhuận thuần 9,6% 5,9% 3,6% 2,5% 5,0% EPS 2010 (đồng) 4.329 3.521 3.667 1.147 ROE 2010 22% 23% 19% 10% 18% PE 2010 (lần) 8,1 6,2 6,3 8,0 7,5 Kế hoạch 2011 Sản lượng sản xuất 600.000 900.000 225.000 590.000 Doanh thu (tỷ đồng) 17.500 14.400 2.895 n/a Lợi nhuận thuần (tỷ đồng) 1.865 612 96 n/a Tỷ suất lợi nhuận thuần 11% 4% 3% n/a PE 2011 (lần) 6,0 6,7 7,2 n/a
Nguồn: ĐTCK-online