Moody’s hạ 3 bậc xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp, hoạt động sản xuất toàn cầu giảm tốc trong tháng 5, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống dưới 3%, lạm phát Hàn Quốc vượt trần 5 tháng liên tiếp,… là các thông tin đáng chú ý nhất trong 24h qua.
Mỹ: Lĩnh vực tư nhân tuyển dụng ít hơn dự báo
Công ty xử lý số liệu việc làm ADP cho biết các nhà tuyển dụng đã cộng thêm cho nền kinh tế 38,000 việc làm trong tháng 5, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2010 và thấp hơn so với dự báo.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu xây dựng tháng 4 tăng 0.4%, mạnh hơn so với mức 0.1% trong tháng trước và trái ngược với dự báo giảm 1% của các nhà kinh tế.
Châu Âu: Kinh tế Bồ Đào Nha sẽ phục hồi vào năm 2013
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Bồ Đào Nha đang đối mặt với rất nhiều rủi ro tài chính và kinh tế nhưng nước này sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2013. IMF dự báo sản lượng kinh tế của Bồ Đào Nha sẽ giảm 2% trong hai năm 2011 và 2012 do hoạt động củng cố lĩnh vực tài chính, và một số điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng, cũng như mối lo ngại chung về các quốc gia Eurozone.
Moody’s hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ B1 xuống Caa1, mức xếp hạng thấp thứ 3 của tổ chức này, với triển vọng tiêu cực do mối lo lắng về nguy cơ tái cấu trúc nợ. Moody’s cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của nước này trong thời gian tới.
Lĩnh vực sản xuất Eurozone giảm tốc trong tháng 5 do các nền kinh tế yếu kém trong khu vực tiếp tục chống chọi với rất nhiều khó khăn. Chỉ số PMI sản xuất của Tổ chức nghiên cứu Markit giảm từ 58 điểm trong tháng 4 xuống 54.6 điểm trong tháng 5. Lĩnh vực sản xuất của Hy Lạp và Tây Ban Nha suy giảm, trong khi lĩnh vực sản xuất của Ý và Ireland chậm lại đáng kể. Đáng chú ý, lĩnh vực sản xuất của Pháp và Đức, động lực tăng trưởng của Eurozone cũng giảm tốc.
Châu Á: Lạm phát Hàn Quốc vượt trần tháng thứ 5 liên tiếp
Lạm phát tại Hàn Quốc vượt mức trần của ngân hàng trung ương nước này tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 5. Tình hình này có thể khiến Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) nâng lãi suất vào tuần tới thậm chí khi đà tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu và sản lượng hạ nhiệt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 4.1%, dù thấp hơn mức 4.2% trong tháng 4 nhưng cao hơn so với mức trần 4% của BOK.
Chỉ số PMI sản xuất Ấn Độ giảm từ 58 điểm trong tháng 4 xuống 57.5 điểm trong tháng 5, mức tăng trưởng chậm nhất trong 4 tháng. Nguyên nhân là do Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã 9 lần lãi suất kể từ giữa tháng 3/2010 nhằm hạ thấp lạm phát khi lạm phát tại nước này vượt 8%.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) nâng lãi suất thêm 0.25% lên 3%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Bloomberg. Trước đó, Thái Lan đã ba lần nâng lãi suất thêm 0.25% vào tháng 1, tháng 3 và tháng 4.
Vòng quanh các thị trường
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 01/06:
Nguồn: VietstockFinance |
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt xuống dưới mức 3% lần đầu tiên kể từ tháng 12/2010.
Đồng USD tăng so với đồng EUR và bảng Anh nhưng giảm so với đồng JPY.
Giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX tại New York tăng 6.40 USD/oz (0.4%) lên 1,543.20 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 trên sàn NYMEX giảm 2.41 USD/thùng (2.4%) xuống 100.29 USD/thùng.
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 02/06: Australia - 08h30: Doanh số bán lẻ - 08h30: Cán cân thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu Eurozone - 16h15: Chủ tịch ECB phát biểu Mỹ - 19h30: Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp - 19h30: Năng suất và chi phí lao động - 21h00: Số đơn đặt hàng tại các nhà máy - 22h00: Dự trữ dầu thô |
Nguồn tin: Vietstock