Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngày 03/05: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

Các báo cáo trái chiều về hoạt động sản xuất trên toàn cầu là thông tin quan trọng nhất trong ngày 02/05. Hoạt động sản xuất tại Mỹ tăng trưởng chậm lại tháng thứ 2 liên tiếp, nhưng hoạt động sản xuất tại Đức và Pháp tăng tốc. Bên cạnh đó còn có thông tin lạm phát tại Hàn Quốc suy yếu nhưng các nhà kinh tế vẫn dự báo BOK sẽ nâng lãi suất vào tháng này.

Mỹ: Sản xuất tăng trưởng chậm lại, chi tiêu xây dựng tăng mạnh nhất trong 11 tháng

Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) thông báo chỉ số sản xuất tháng 4 giảm xuống 60.4 từ mức 61.2 trong tháng trước nhưng vẫn còn cao hơn dự báo 58.5 của các nhà kinh tế. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp hoạt động sản xuất tại Mỹ suy yếu.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu xây dựng tăng mạnh nhất trong 11 tháng. Cụ thể, chi tiêu xây dựng tháng 3 tăng 1.4% lên 768.9 tỷ USD, trái ngược với đà sụt giảm mạnh 2.4% trong tháng 2 và cao hơn gấp 3 lần so với dự báo tăng 0.4% của các nhà kinh tế.

Châu Âu: Eurozone lo ngại về đà phục hồi 2 tốc độ

Hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu và Đức và Pháp tiếp tục bộc lộ dấu hiệu tăng trưởng trong tháng 4 nhờ đà phục hồi của lĩnh vực sản xuất. Chỉ số quản lý sức mua của Tổ chức Nghiên cứu Markit cho thấy hoạt động nhà máy tại Đức mở rộng tháng thứ 19 liên tiếp trong tháng 4. Tại Pháp, hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 5 tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm chạp tại Tây Ban Nha và Ý làm dấy lên nỗi lo sợ về đà phục hồi 2 tốc độ trong khu vực Eurozone.

Chỉ số sản xuất của toàn khu vực tăng lên 58 điểm trong tháng 4 từ mức 57.5 điểm trong tháng 3. Trong đó, chỉ số sản xuất của Đức tăng từ 60.9 điểm lên 62 điểm, của Pháp từ 55.4 điểm lên 57.5 điểm. Ngược lại, chỉ số sản xuất của Tây Ban Nha giảm từ 51.6 xuống 50.6 điểm.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cho nước này thêm thời gian để thanh toán tiền giải cứu với lãi suất thấp hơn nhằm đưa nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng.

Châu Á: Lạm phát suy yếu nhưng Hàn Quốc vẫn có thể nâng lãi suất

Lạm phát tại Hàn Quốc thấp hơn so với dự báo khi giá thực phẩm giảm mạnh, xoa dịu sức ép nâng lãi suất đối với Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK). Dù vậy, các nhà kinh tế vẫn cho rằng BOK sẽ nâng lãi suất thêm 0.25% lên 3% vào tháng 5  này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo 4.4% và mức cao 29 tháng 4.7% trong tháng 3. CPI cơ bản tăng 3.2% so với cùng kỳ 2009, thấp hơn mức 3.3% trong tháng 3. Giá thực phẩm tươi sống giảm 3.8% so với tháng trước nhưng vẫn còn tăng 7.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 03/05:

 

Nguồn: VietstockFinance

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 3.29%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD giảm so với đồng EUR nhưng tăng so với đồng JPY và bảng Anh.

Giá vàng giao tháng 6 trên sàn COMEX tại New York tăng 3.50 USD/oz (0.2%) lên 1,559.80 USD/oz sau khi lên kỷ lục mới 1,577.40 USD/oz vào đầu phiên.

Giá bạc trượt 2.52 USD/oz (5.2%) xuống 46.08 USD/oz sau khi lao dốc tới 10% xuống 43.04 USD/oz.

 

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 03/05:

Australia

- 11h30: RBA công bố lãi suất

- Ấn Độ: RBI công bố lãi suất

Eurozone

- 16h00: Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Mỹ

- 21h00: Số đơn đặt hàng lâu bền

- 21h00: Số đơn đặt hàng nhà máy

Nguồn: Vietstock

ĐỌC THÊM