Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngày 04/05: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

Đảng Cộng hòa sẵn sàng nâng trần nợ, Moody's cho rằng vấn đề năng lượng của Nhật Bản làm dấy lên quan ngại về sự bình ổn của hệ thống tài chính nước này, Bồ Đào Nha đạt được thỏa thuận về gói giải cứu 116 tỷ USD, Ấn Độ nâng lãi suất lần thứ 9 trong 15 tháng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) khẳng định không có mức trần tuyệt đối về việc nâng dự trữ bắt buộc,… là các điểm nhấn kinh tế tài chính trong 24h qua.

 

 

Mỹ: Đảng Cộng hòa sẵn sàng nâng trần nợ

Đảng Cộng hòa phát đi tín hiệu sẵn sàng nâng trần nợ của Mỹ “càng sớm càng tốt” và tránh việc áp dụng hàng loạt các biện pháp ngắn hạn có thể tác động xấu đến nền kinh tế. Trước sức ép ngày càng cao về việc nâng trần nợ, phát ngôn viên Hạ viện John Boehner cho rằng “Tại sao phải chờ đợi” cho tới phút chót Quốc hội mới chịu thông qua dự luật này. Ông bày tỏ mong muốn vấn đề này được giải quyết “càng sớm càng tốt”.

Bộ Thương mại Mỹ thông báo số đơn đặt hàng nhà máy tháng 3 tăng 3%, cao hơn dự báo 2.5% của các nhà kinh tế.

Châu Âu: Bồ Đào Nha đạt được thỏa thuận về gói giải cứu 116 tỷ USD

Thủ tướng sắp từ nhiệm của Bồ Đào Nha Jose Socrates cho biết nước này đã đạt được thỏa thuận về gói giải cứu kỳ hạn 3 năm trị giá 78 tỷ EUR (tương đương 116 tỷ USD) từ EU và IMF. Bên cạnh đó, ông cho biết Bồ Đào Nha sẽ có thêm nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách so với dự kiến trước đây. Cụ thể, nước này sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách về mức 5.9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2011, 4.5% vào năm 2012 và 3% vào năm 2013. Còn theo kế hoạch trước đó, Bồ Đào Nha sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách về mức 4.6% trong năm nay, 3% vào năm 2012 và 2% vào năm 2013.

Moody’s: Sự gián đoạn nguồn cung năng lượng có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính Nhật Bản

Ông Tom Byrne, Phó Chủ tịch cấp cao của Moody’s cho biết sự gián đoạn nguồn cung năng lượng sau cuộc khủng hoảng hạt nhân và khả năng Chính phủ hỗ trợ cho Công ty Điện lực Tokyo, nhà điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, là hai yếu tố có thể dẫn đến bất ổn đối với hệ thống tài chính Nhật Bản. Tháng 2/2011, Moody’s cảnh báo có thể hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản từ mức Aa2 như hiện nay nếu Chính phủ nước này không đưa ra được kế hoạch cải cách thuế toàn diện khi nợ công cao hơn gấp đôi so với quy mô 5 ngàn tỷ USD của nền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) khẳng định không có mức trần tuyệt đối về tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng vì đây là một công cụ quan trọng trong việc quản lý lượng tiền mặt trong nền kinh tế và phải được áp dụng một cách linh hoạt. Trong báo cáo chính sách tiền tệ hàng quý, PBOC cũng nhắc lại rằng mục tiêu chính trong giai đoạn hiện tại là bình ổn giá cả. Đồng thời, PBOC còn cảnh báo chi phí lao động có thể đẩy mặt bằng giá lên cao và cho biết áp lực lạm phát toàn cầu đang trên đà gia tăng.

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) mạnh tay nâng lãi suất thêm 0.5% và cho rằng ngăn lạm phát ngày càng trở nên quan trọng hơn tăng trưởng trong ngắn hạn. Theo đó, RBI nâng lãi suất cho vay thêm 0.5% lên 7.25% và lãi suất huy động thêm 0.5% lên 4%, đánh dấu lần nâng lãi suất thứ 9 kể từ tháng 3/2010 đến nay.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 03/05:

 

Nguồn: VietstockFinance

 

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.29% xuống 3.27%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD ít thay đổi so với đồng EUR và tăng so với bảng Anh nhưng giảm so với đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 6 trên sàn COMEX tại New York hạ 16.70 USD/oz (1.1%) xuống 1,540.40 USD/oz, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 15/03.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 trên sàn NYMEX giảm 2.47 USD/thùng xuống 111.05 USD/thùng.

 

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 04/05:

Anh

- 13h00: Giá nhà ở toàn quốc

- 15h30: Tín dụng tiêu dùng

Đức

- 14h53: Chỉ số PMI dịch vụ

Eurozone

- 14h58: Chỉ số PMI dịch vụ

- 16h00: Doanh số bán lẻ

Mỹ

- 19h15: Số liệu việc làm của ADP

- 21h00: Chỉ số ISM dịch vụ

 

 

 

Nguồn: (Vietstock)

ĐỌC THÊM