Các điểm nhấn kinh tế, tài chính trong 24h qua bao gồm việc Fitch cảnh báo hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, IMF cho rằng kinh tế Mỹ không cần thêm gói kích thích, Bộ trưởng Tài chính Đức khẳng định Hy Lạp cần gói giải cứu thứ 2, WB nhận định lạm phát tại châu Á sẽ tiếp tục tăng cao dù tăng trưởng giảm tốc.
Các quan chức Chính phủ và một số nhà đầu tư cho rằng việc cho phép Mỹ vỡ nợ trong một thời gian ngắn để buộc Chính phủ cắt giảm chi tiêu là một “điều hết sức khủng khiếp”. Sự vỡ nợ của Mỹ có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào bất ổn và làm căng thẳng mối quan hệ với các chủ nợ lớn như Trung Quốc.
Ông John Lipsky, quyền Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không cần áp dụng thêm các biện pháp kích thích tiền tệ vì kinh tế Mỹ có thể cải thiện trong các quý tới. Ông cho rằng sự giảm tốc hiện nay chỉ là tạm thời do đà gia tăng của giá năng lượng.
Fitch cảnh báo Mỹ có nguy cơ đánh mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA nếu nước này không thể nâng trần nợ và tránh được rủi ro vỡ nợ, thậm chí chỉ là “vỡ nợ kỹ thuật” (technical default).
Châu Âu: Hy Lạp cần gói giải cứu thứ 2
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble gói giải cứu hiện tại dành cho Hy Lạp là “không đủ” và nước này đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ thực sự nếu không được nhận thêm tiền cứu trợ. Trong lá thư gửi đến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 06/06, ông Schaeuble cho rằng Hy Lạp cần gói giải cứu thứ 2.
WB: Lạm phát tại Châu Á vẫn còn cao dù tăng trưởng giảm tốc
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng đà tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế châu Á sẽ chậm lại trong năm nay do các điều kiện tín dụng thắt chặt và sự giảm tốc của các nền kinh tế phát triển. Dù vậy, lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao và có thể mất một thời gian dài mới bắt đầu hạ nhiệt. WB dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Á (trừ Nhật Bản) có thể chậm lại còn 8.5% trong năm 2011 từ mức 9.6% trong năm ngoái và tiếp tục giảm tốc còn 8.1% trong năm 2012. Trước dự báo cho rằng giá thực phẩm toàn cầu sẽ giảm vào nửa sau năm nay và năm tới, lạm phát thực phẩm sẽ suy yếu nhưng vẫn còn đứng ở mức tương đối cao.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản thu hẹp 69.5% xuống 405.6 tỷ JPY (tương đương 5.1 tỷ USD) trong tháng 4 do xuất khẩu sụt giảm sau trận động đất và sóng thần hôm 11/03. Tháng qua, xuất khẩu giảm 12.7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 12.3%.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1 của Hàn Quốc tăng trưởng 4.1% so với cùng kỳ năm ngoái, khớp với dự báo trước đó. So với quý trước, GDP quý 1 tăng 1.3%, thấp hơn dự báo đưa ra trước đó là 1.4%. Trong quý 1, xuất khẩu (lĩnh vực đóng góp 50% vào GDP của Hàn Quốc) tăng 4.6%, cao hơn nhiều so với dự báo lần trước là 3.3%.
Vòng quanh các thị trường
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 09/06:
Nguồn: VietstockFinance |
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 2.99% xuống 2.96%.
Đồng USD tăng so với đồng EUR và bảng Anh nhưng giảm so với đồng JPY.
Giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX tại New York giảm 5.3 USD/oz (0.3%) xuống 1,538.70 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 trên sàn NYMEX tăng 1.65 USD/thùng (1.7%) lên 100.74 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 31/05.
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 09/06: New Zealand - 04h00: RBNZ công bố lãi suất Australia - 08h30: Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản - 12h00: Niềm tin tiêu dùng Anh - 15h30: Cán cân thương mại - 18h00: BOE công bố lãi suất Eurozone - 18h45: ECB công bố lãi suất Mỹ - 19h30: Cán cân thương mại - 19h30: Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp |
Nguồn tin: Vietstock