160 cổ phiếu trên sàn New York không đóng cửa khi phiên giao dịch ngày thứ Hai kết thúc, NABE hạ dự báo tăng trưởng GDP 2010 và 2011 của Mỹ xuống 2.6%, Trung Quốc yêu cầu 6 ngân hàng lớn nâng dự dữ bắt buộc thêm 0.5%, vàng phá kỷ lục mới 1,354.4 USD/oz,…là các thông tin quan trọng trong 24h qua.
Kinh tế Mỹ
Sàn New York cho biết khoảng 160 cổ phiếu; trong đó có cổ phiếu BP của Anh, CNOOC của Trung Quốc cũng như Ford và Sprint Nextel không đóng cửa khi phiên giao dịch kết thúc vào lúc 16h (giờ địa phương) khiến các nhà điều hành phải tiến hành điều tra. Trong thông báo bằng email trước 17h (giờ địa phương), sàn New York cho biết tất cả các mã đã đóng cửa. Người phát ngôn sàn New York, Ray Pellecchia, cho biết vụ việc vẫn đang được tiếp tục xem xét.
Hiệp hội Quốc gia về Kinh tế Kinh doanh Mỹ (NABE) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 và 2011 của Mỹ xuống 2.6% từ mức 3.2% trong tháng 5. Mối quan ngại lớn nhất của NABE chính là thâm hụt ngân sách liên bang dù cơ quan này dự báo thâm hụt ngân sách sẽ giảm bớt 100 tỷ USD xuống 1.2 ngàn tỷ USD vào năm tới.
Theo các dự báo cho năm 2011 của NABE, giá nhà ở tăng nhẹ 1.2%, lạm phát tăng 1.4% nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 9.2%. NABE dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất lên 0.5% vào cuối năm 2011.
Kinh tế châu Âu
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết lượng trái phiếu mà cơ quan này mua lại trong tuần trước là 9 triệu EUR, giảm gần một nửa so với mức 1.4 tỷ EUR trong tuần trước đó. Đây đồng thời là mức thấp nhất kể từ tần đầu tiên của tháng 8.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết có thể kéo dài hoặc thay thế các khoản vay cứu trợ dành cho Hy Lạp nếu mối quan ngại về vấn đề tái cấp vốn vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, hiện IMF chưa có kế hoạch cụ thể nào để thực hiện điều này.
Ireland dự kiến chi 20 tỷ EUR (tương đương 28 tỷ USD) để ngăn chặn gói giải cứu tương tự như Hy Lạp trước đây và để tránh phải trả lãi suất cao kỷ lục.
Kinh tế châu Á
Theo thông tin trên tờ Reuters, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 11/10 bất ngờ yêu cầu 6 ngân hàng thương mại lớn tạm thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0.5% lên 17.5%. Tuy nhiên, động thái trên mang tính chất tạm thời và chỉ kéo dài trong 2 tháng với mục đích rút tiền mặt ra khỏi nền kinh tế nhưng tránh thắt chặt chính sách quá mạnh. Sau đó, tỷ lệ này sẽ trở lại các mức bình thường như hiện nay là 17%.
Theo Thống đốc PBOC Châu Tiểu Xuyên, Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách cơ chế hình thành tỷ giá đồng Nhân dân tệ để cải thiện tính linh hoạt của đồng tiền này. Tuy nhiên, ông cho biết đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá chậm để duy trì đà phát triển kinh tế và lạm phát ở mức tương đối thấp.
Được biết trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, đồng nội tệ của Trung Quốc tăng so với đồng USD lên mức 6.6626 NDT/USD.
Vòng quanh các thị trường
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 11/10:
Trên thị trường Mỹ, đồng USD tăng so với đồng JPY, bảng Anh và đồng EUR.
Có thời điểm trong ngày, đồng USD chạm mức thấp 15 năm mới so với đồng JPY sau khi cuộc họp của IMF và các bộ trưởng tài chính G7 không xoa dịu được những căng thẳng tiền tệ thế giới.
Mặc dù thị trường tài chính Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ, tuy nhiên đà rớt giá của đồng USD so với đồng JPY làm tăng khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tiếp tục can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX giảm 43 cent xuống 82.23 USD/thùng.
Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York tăng 9.10 USD/oz lên mức cao kỷ lục mới 1,354.4 USD/oz.
Giá ngô tăng vọt ngày thứ 3 liên tiếp do báo cáo mùa vụ yếu kém.
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 12/10: Australia - 07h30: Niềm tin kinh doanh Nhật Bản - 12h00: Niềm tin tiêu dùng Đức - 13h00: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Anh - 15h30: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - 15h30: Chỉ số giá bán lẻ - 15h30: Cán cân thương mại |
Nguồn: Vietstock