Giá dầu rớt hơn 3%, tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia OECD giảm, thâm hụt thương mại Mỹ thu hẹp, lạm phát Anh bất ngờ giảm tốc, Fitch có thể hạ bậc tín nhiệm nội tệ dài hạn của Trung Quốc, Indonesia giữ nguyên lãi suất tháng thứ Hai liên tiếp,… là các thông tin đáng chú ý trong 24h qua. Lạm phát của OECD giảm tháng thứ 4 liên tiếp Lạm phát tháng 2 của các quốc gia thuộc Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giảm 0.1% so với tháng trước xuống 8.2%, đánh dấu tháng suy giảm thứ 4 liên tiếp. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone giảm xuống 9.9%, ghi nhận lần đầu tiên trở về mức một con số kể từ tháng 12/2009. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ cũng giảm 0.1% xuống 8.8%. Mỹ: Thâm hụt thương mại Mỹ thu hẹp do nhập khẩu dầu thô giảm Bộ Thương mại Mỹ thông báo thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ thu hẹp 2.6% xuống còn 45.8 tỷ USD do nhập khẩu dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua. Kết quả trên thấp hơn dự báo giảm xuống 45.7 tỷ USD của các nhà kinh tế và mức 47 tỷ USD trong tháng 1. Trong đó, xuất khẩu giảm 1.4% xuống 165.1 tỷ USD sau khi chạm mức cao kỷ lục trong tháng 1, nhập khẩu giảm 1.7% xuống 210.9 tỷ USD. Châu Âu: Lạm phát Anh bất ngờ lùi về mức 4% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của Anh bất ngờ giảm xuống 4% từ mức 4.4% trong tháng 2 do giá thực phẩm và nước uống không cồn giảm 1.4%. Một chỉ số khác cũng được dùng để đo lường lạm phát, chỉ số giá bán lẻ (RPI) giảm từ 5.5% xuống 5.3% trong tháng 2. Hai số liệu này xoa dịu áp lực nâng lãi suất đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Châu Á: Fitch có thể hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nội tệ dài hạn của Trung Quốc Fitch cho biết có thể cắt giảm xếp hạng tín nhiệm đối với các ngân hàng của Trung Quốc do lo ngại rằng nợ của các hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng cao đang đe dọa đến tình hình tài chính công. Triển vọng đối với mức tín nhiệm nội tệ dài hạn AA- hiện nay của Trung Quốc bị cắt giảm từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Ông Andrew Colquhoun, người đứng đầu bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của Fitch nhận định : “Triển vọng tiêu cực phản ánh mối quan ngại về quy mô nợ công phát sinh của Chính phủ trong bối cảnh lạm phát và định giá bất động sản đang trên đà gia tăng. Fitch hy vọng Trung Quốc sẽ hỗ trợ hệ thống ngân hàng”. Được biết, tổng giá trị các khoản vay dành cho doanh nghiệp và hộ gia đình tại Trung Quốc đã tăng lên khoảng 140% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010 từ mức 111% trong năm 2008 do các khoản vay bất động sản và hoạt động tài trợ cho các chính quyền địa phương. Ngân hàng Trung ương Indonesia giữ nguyên lãi suất ở mức 6.75% tháng thứ 2 liên tiếp khi áp lực lạm phát suy yếu và đồng rupiah tăng giá. Được biết, lạm phát của Indonesia tăng chậm lại trong tháng 2 nhờ sự cải thiện của nguồn cung gạo và ớt, sự trì hoãn trong việc cắt giảm trợ cấp cho các xe hơi tư nhân và sự cho phép đồng rupiah tăng giá nhằm ngăn chặn lạm phát nhập khẩu. Vòng quanh các thị trường Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 12/04:
Nguồn: VietstockFinance
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.57% xuống 3.50%.
Trên thị trường Mỹ, đồng USD tăng so với bảng Anh nhưng giảm so với đồng EUR và đồng JPY.
Giá vàng giao tháng 6 trên sàn COMEX tại New York giảm 14.50 USD/oz (1%) xuống 1,453.60 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn NYMEX giảm mạnh 3.67 USD/thùng (3.3%) xuống 106.25 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 30/03.
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 13/04: Australia - 07h30: Niềm tin tiêu dùng Đức - 13h00: Chỉ số giá bán buôn Anh - 15h30: Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone - 16h00: Sản lượng công nghiệp Mỹ - 19h30: Doanh số bán lẻ - 21h00: Hàng tồn kho kinh doanh |
Nguồn: Vietstock