Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngày 15/06: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

Moody hạ 4 bậc tín nhiệm của Hy Lạp, sản lượng công nghiệp eurozone tăng mạnh nhất trong hai thập kỷ, lạm phát Ấn Độ vượt 10%, … chính là các yếu tố có tác động mạnh đến tâm lý thị trường trong ngày Thứ Hai 14/06.

Kinh tế Mỹ

Trước thềm cuộc gặp của Tổng thống Barack Obama với lãnh đạo Tập đoàn BP tại Nhà Trắng vào ngày Thứ Tư 16/06, ông Obama có kế hoạch yêu cầu BP lập quỹ với tổng giá trị lên tới 20 tỷ USD nhằm đền các bù thiêt hại do sự cố rò rỉ dầu gây ra.

Tuy nhiên, BP có thể không đáp ứng được yêu cầu trên bởi đến cuối quý I, lượng tiền mặt của tập đoàn chỉ còn 7 tỷ USD và sắp tới còn phải chi trả cổ tức vào ngày 21/06.

Kinh tế châu Âu

Theo báo cáo ngày Thứ Hai của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), sản lượng công nghiệp Tháng 4 của eurozone tăng 0.8% so với tháng trước và 9.5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu đà gia tăng mạnh nhất trong gần 20 năm qua. Nếu so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng công nghiệp tại các quốc gia thành viên của khu vực (trừ Hy Lạp và Ireland) đều cải thiện.

Cùng ngày, Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cắt giảm 4 bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp xuống mức Ba1 cùng với lời cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn từ gói giải cứu chung mà Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho nước này. Được biết cách đây 6 tuần, Standard & Poor’s cũng hạ mức đánh giá đối với trái phiếu Hy Lạp xuống mức rủi ro cao nhất.

Kinh tế châu Á

Tại Ấn Độ, đà leo thang của giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Tháng 5 bay cao tới 10,16%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 cũng như vượt xa dự đoán gần 9% từ giới phân tích. Tỷ lệ lạm phát cao làm gia tăng lo lắng rằng chính phủ nước này có thể tăng lãi suất trong thời gian tới.

Doanh số bán lẻ Tháng 4 của New Zealand giảm 0.3% so với tháng trước đó, xấu hơn so với dự đoán đứng yên của các nhà kinh tế. Điều đó cho thấy người tiêu dùng tại nước này vẫn còn thận trọng.

Vòng quanh các thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/06 tại Mỹ, chỉ số Dow Jones trượt nhẹ 20.18 điểm (0.2%) xuống 10,190.89 điểm. Chỉ số S&P 500 trừ 1.97 điểm (0.18%) xuống 1,089.63 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite giữ lại được 0.36 điểm (0.02%) đóng cửa tại 2,243.96 điểm.

Chứng khoán châu Âu đóng cửa phiên giao dịch cùng ngày trong sắc xanh với chỉ số FTSE 100 của Anh cộng 0.7%, chỉ số DAX của Đức tăng 1.3% và chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 2%.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 1.8%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhận 0.9%. Thị trường chứng khoán Australia, Trung Quốc và Philippines đóng cửa nghỉ lễ.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm  tăng từ 3.22% lên 3.28%.

Tại Mỹ, đồng EUR tăng 0.9% so với đồng USD, tiếp tục đà phục hồi sau khi chạm mức thấp 4 năm 1,188 USD/EUR vào tuần trước; đồng bạc xanh giảm 0.1% so với đồng JPY.

Giá vàng giao Tháng 8 trên sàn COMEX tại New York hạ 7.6 USD/oz xuống 1,222.60 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 7 trên sàn NYMEX tăng 1.18 USD/thùng lên 74.96 USD/thùng.

Sơ lược sự kiện ngày 15/06

Australia: Biên bản cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA)

Nhật Bản: Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) công bố lãi suất

Anh: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Tháng 5

Đức: Kết quả cuộc khảo sát về tình hình hiện tại của nền kinh tế

Eurozone:

- Thất nghiệp

- Thương mại với EU

Mỹ:  

- Giá nhập khẩu 

- Chỉ số thị trường nhà ở của Hiệp hội các nhà xây dựng quốc gia (NAHB)

(Vietstock)

ĐỌC THÊM