Fed có thể thiết lập trần lạm phát, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng các chứng khoán dài hạn của Mỹ lần đầu tiên trong 4 tháng, Moody’s cảnh báo hạ bậc tín nhiệm 3 ngân hàng lớn của Pháp, niềm tin kinh doanh châu Á xuống mức thấp nhất kể từ quý 3/2010,… là các thông tin đáng chú ý nhất trong 24h qua.
Chủ tịch Fed Ben Bernanke là người luôn ủng hộ áp dụng mức trần lạm phát |
Tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia OECD giảm còn 8.1%
Tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia thuộc Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giảm 0.1% xuống 8.1% trong tháng 4 sau hai tháng đứng yên ở mức 8.2%. Tổ chức này cho biết xu hướng suy giảm của tỷ lệ thất nghiệp kể từ tháng 10/2007 vẫn còn tiếp tục. Số người thất nghiệp tại các quốc gia OECD tăng lên 44.1 triệu người, giảm 3.1 triệu người so với tháng 4/2010 nhưng vẫn còn cao hơn 13.2 triệu người so với tháng 4/2008.
Mỹ: Fed có thể thiết lập trần lạm phát
Theo các nguồn tin giấu tên từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cơ quan này đang thảo luận về việc thiết lập mức trần lạm phát. Điều này không có gì quá ngạc nhiên. Những nhận định gần đây từ các quan chức Fed cho thấy các nhà làm chính sách sắp thiết lập mức trần mà nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang áp dụng. Chủ tịch Fed Ben Bernanke là người luôn ủng hộ áp dụng biện pháp này.
Tháng 4 vừa qua, các nhà đầu tư mua ròng các chứng khoán dài hạn của Mỹ lần đầu tiên trong 4 tháng nhưng nhu cầu trái phiếu Chính phủ lại sụt giảm. Cụ thể, Mỹ đã thu hút ròng 30.6 tỷ USD vốn đầu tư dài hạn trong tháng 4, tăng 24 tỷ USD so với tháng trước. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua trái phiếu kho bạc Mỹ nhưng lượng mua ròng giảm 3.4 triệu USD xuống 23.3 tỷ USD, tháng sụt giảm thứ 5 liên tiếp. Các ngân hàng trung ương là người mua nhiều trái phiếu kho bạc nhất trong tháng 4. Trong khi đó, Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Mỹ - gia tăng tỷ lệ trái phiếu nắm giữ thêm 7.6 tỷ USD lên 1.15 ngàn tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0.2%; CPI cơ bản (trừ năng lượng và thực phẩm) tăng 0.3%, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo chỉ số sản xuất bang New York giảm xuống dưới mức 0% trong tháng 6, trái ngược hoàn toàn với dự báo phục hồi 13.3% của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, sản lượng công nghiệp tháng 5 tăng 0.1%, nhẹ hơn so với dự báo.
Châu Âu: Moody’s cảnh báo hạ bậc tín nhiệm 3 ngân hàng lớn của Pháp
Moody’s cảnh báo có thể hạ bậc tín nhiệm của 3 ngân hàng Pháp do những rủi ro liên quan đến nợ của Hy Lạp. Theo đó, Credit Agricole, BNP Paribas và Societe Generale có thể bị hạ bậc tín nhiệm vì ba ngân hàng này đang có nguy cơ thua lỗ nếu Hy Lạp vỡ nợ.
Số thất nghiệp tại Anh giảm 88,000 xuống 2.43 triệu trong quý 1, mức giảm mạnh nhất kể từ mùa hè năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp cùng quý giảm từ 7.9% xuống 7.7%.
Châu Á: Niềm tin kinh doanh châu Á xuống mức thấp nhất kể từ quý 3/2010
Kết quả cuộc thăm dò của Reuters cho thấy niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp hàng đầu châu Á giảm trong quý 2 vừa qua và chạm mức thấp nhất kể từ quý 3/2010 do chi phí ngày càng cao và mối hoài nghi sâu sắc về sức mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số niềm tin doanh nghiệp châu Á của Reuters giảm xuống 71 điểm từ mức 80 điểm trong quý 1, mức cao nhất kể từ khi Reuters bắt đầu thu thập số liệu này vào tháng 6/2009. Mức trên 50 thể hiện triển vọng lạc quan.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) vừa phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay do lạm phát và nợ hộ gia đình vẫn còn rất cao. Trong cuộc điều trần trước Quốc hội, Thống đốc BOK Kim Choong Soo cho biết: “Chúng tôi sẽ bình thường hóa lãi suất từ mức thấp như hiện nay để kiểm soát lạm phát và nợ hộ gia đình. Dù chưa cao đến mức dẫn đến khủng hoảng ngay lập tức, nhưng nợ hộ gia đình cần phải được quản lý chặt chẽ”.
Vòng quanh các thị trường
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 15/06:
Nguồn: VietstockFinance |
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.10% xuống 2.97%.
Đồng USD tăng vọt 2% so với đồng EUR, đồng bạc xanh cũng tăng giá so với đồng JPY và bảng Anh.
Giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX tại New York cộng 1.80 USD/oz (0.1%) lên 1,526.20 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 trên sàn NYMEX trượt 4.56 USD/thùng (4.6%) xuống 94.81 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 18/02. Đây cũng là ngày giảm giá mạnh nhất của dầu thô kể từ ngày 11/05.
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 16/06: Nhật Bản - 06h30: Khảo sát các điều kiện kinh doanh Thụy Sỹ - 14h30: NHTW Thụy Sỹ công bố lãi suất Eurozone - 16h00: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ - 19h30: Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp - 19h30: tài khoản vãng lai |
Nguồn tin: Vietstock)