FED nhận định kinh tế Mỹ tăng trưởng khiêm tốn, Anh công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách khắc nghiệt, các thành viên NHTW Anh bất đồng về chính sách tiền tệ, Trung Quốc phủ nhận tin cắt giảm 30% hạn ngạch xuất khẩu các kim loại đất hiếm vào năm 2011, Dow Jones giành lại mốc 11,100 điểm, đồng USD rớt giá mạnh, giá dầu phục hồi gần 3%,…là các thông tin đáng chú ý trong 24h qua. Kinh tế Mỹ Theo báo cáo các điều kiện kinh tế (Beige Book) của Cục Dự trữ Liên bang (FED), kinh tế Mỹ tăng trưởng ảm đạm trong các tuần gần đây với hoạt động kinh doanh tại 7/12 bang cải thiện khiêm tốn trong khi tốc độ tăng trưởng tại hai bang Dallas và Atlanta suy yếu. Wells Fargo công bố lãi 3.15 tỷ USD (tương đương 60 cent/cp) trong quý 3, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt dự báo của giới phân tích. Doanh thu của ngân hàng này đạt 20.9 tỷ USD, khớp với kỳ vọng thị trường. Boeing cũng đạt lợi nhuận 837 triệu USD (tương đương 1.12 USD/cp), vượt dự báo 1.06 USD/cp; và doanh thu 17 tỷ USD trong quý 3, cao hơn ước tính 16.8 tỷ USD. Đồng thời Boeing còn nâng dự báo cho quý 4 (lên khoảng 3.8-4 USD/cp) và cả năm 2010 nhờ sự phục hồi của thị trường máy bay thương mại. Kinh tế châu Âu Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết Chính phủ nước này sẽ tiến hành các biện pháp hạ thấp chi tiêu công mạnh tay nhất kể từ Thế chiến II thông qua việc cắt giảm việc làm trong lĩnh công và các phúc lợi khác. Ông Osborne khẳng định Anh sẽ cắt giảm chi tiêu công bớt 83 tỷ bảng Anh (tương đương 130 tỷ USD) từ đây đến năm 2015 nhằm hạ thấp mức thâm hụt ngân sách lên tới 156 tỷ bảng Anh trong năm 2009. Bên cạnh đó, nước này cũng sẽ cắt giảm 500,000 việc làm trong lĩnh vực công, giảm các khoản phúc lợi và ngừng thực hiện hàng loạt chương trình khác. Biên bản cuộc họp ngày 06-07/10 của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) thuộc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cho thấy sự bất đồng quan điểm giữa 9 thành viên với 3 luồng ý kiến trái chiều. Trong đó, một thành viên MPC kêu gọi việc bơm thêm gói kích thích, một thành viên cho rằng cần tăng lãi suất và 7 thành viên còn lại ủng hộ giữ nguyên lãi suất. Kinh tế châu Á Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kiyohiko Nishimura cho rằng đà tăng giá mạnh của đồng JPY là một điều hết sức tiêu cực đối với nền kinh tế Nhật Bản. Đồng JPY mạnh tác động xấu đến niềm tin kinh doanh và gây sức ép lên hoạt động kinh tế. Theo ông Nishimura, đồng JPY mạnh còn kéo dài tình trạng giảm phát tại Nhật. Tờ China Business News đưa tin một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc phủ nhận báo cáo cho rằng nước này sẽ cắt giảm 30% hạn ngạch xuất khẩu các kim loại đất hiếm vào năm 2011. Theo quan chức giấu tên này, bản báo cáo trên là không có căn cứ và Trung Quốc sẽ không áp dụng các biện pháp như vậy. Ông Li Yizhong, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết sản lượng công nghiệp 9 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng 16.3%. Ông Li dự báo sản lượng công nghiệp năm 2010 có thể tăng hơn 13%. Vòng quanh các thị trường Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 20/10: Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ít thay đổi ở mức 2.48%. Đồng USD trượt dài so với 15 đồng tiền còn lại và chạm mức thấp 15 năm so với đồng JPY (80.85 JPY/USD). Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX tăng 2.28 USD/thùng lên 81.77 USD/thùng. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York tăng 8.2 USD/oz lên 1,344.20 USD/oz. Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 21/10: Trung Quốc - 09h00: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - 09h00: GDP quý 3 - 09h00: Chỉ số giá sản xuất (PPI) - 09h00: Sản lượng công nghiệp - 09h00: Doanh số bán lẻ Thụy Sỹ - 13h15: Cán cân thương mại - 16h00: Niềm tin nhà đầu tư - Đức 14h28: Chỉ số PMI dịch vụ - Eurozone - 14h28: Chỉ số PMI sản xuất - 14h28: Chỉ số PMI dịch vụ Anh - 15h30: Doanh số bán lẻ Mỹ - 19h30: Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp - 19h30: Số người đang trong diện nhận trợ cấp thất nghiệp - 21h00: Hoạt động sản xuất bang Philadelphia - 21h00: Niềm tin tiêu dùng - Amazon và AT&T công bố lợi nhuận quý 3
Nguồn: Vietstock