Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngày 29/12: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

Giá nhà ở và niềm tin tiêu dùng tại Mỹ sụt giảm, doanh số bán lẻ tăng mạnh nhất trong 5 năm, sàn Nasdaq sắp trở lại Nhật Bản, GDP quý 3 của Pháp điều chỉnh giảm, Trung Quốc cắt giảm hạn ngạch và tăng thuế xuất khẩu đất hiếm, Nhật có thể tiếp tục can thiệp tiền tệ để hạ giá đồng JPY,… là các thông tin quan trọng nhất trong 24h qua.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Yoshihiko Noda
Mỹ đón tin xấu

Chỉ số giá nhà ở Case-Shiller tháng 10 tại 20 thành phố lớn giảm 1.3% so với tháng 9 và giảm 0.8% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với dự báo tăng 0.1% của các nhà kinh tế.

Niềm tin tiêu dùng tháng 12 bất ngờ sụt giảm trong do đa số người Mỹ ngày càng lo lắng về nền kinh tế và thị trường việc làm. Theo Conference Board, niềm tin tiêu dùng tháng 12 trượt từ 54.3 điểm xuống 52.5 điểm, ngược với dự báo tăng lên 56.1 điểm của các nhà kinh tế.

Theo số liệu từ SpendingPulse, đơn vị thống kê bán lẻ của MasterCard Advisors, doanh số bán lẻ trong giai đoạn từ ngày 05/11-24/12 đạt 584 tỷ USD với mức tăng 5.5%, cao hơn mức 4.1% trong cùng kỳ năm ngoái đồng thời là đà tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích từ NPD Group dự báo doanh số bán lẻ trong kỳ nghỉ lễ có thể giảm 0.5% do trận bão tuyết cuối tuần qua.

Theo tờ Nikkei và Kyodo, Nasdaq OMX Group Inc. - nhà điều hành sàn Nasdaq, đang tiến hành các cuộc đàm phán với OSE - sàn giao dịch lớn thứ ba Nhật Bản, nhằm thành lập một thị trường mới để tổ chức giao dịch cho các cổ phiếu trên OSE và tiến hành các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Hai bên cũng đang xem xét thành lập một hệ thống cho phép các cổ phiếu trên OSE và Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) giao dịch suốt 24 giờ.

Châu Âu: Thị trường trái phiếu sẽ gặp “hạn”

Chiến lược gia Patrick Jacq của BNP Paribas nhận định thị trường trái phiếu châu Âu có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2011 do những bất ổn về đà phục hồi tại Mỹ và khủng hoảng nợ công kéo dài. Theo ông, trong năm 2010, trái phiếu của các quốc gia châu Âu (trừ Đức và Pháp) đã mất đi sự hấp dẫn vốn có như là một kênh đầu tư an toàn.

Cơ quan Thống kê Pháp (Insee) cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 tăng 0.3%, thấp hơn mức ước tính sơ bộ được công bố hôm 12/11 là 0.4%. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 3 của Pháp tăng 1.7%, cũng thấp hơn so với mức ước tính được đưa ra tháng trước là 1.8%.

Châu Á: Trung Quốc “siết” cung đất hiếm

Tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda lên tiếng phàn nàn về diễn biến gần đây của đồng JPY, đồng thời cho biết sẽ áp dụng các biện pháp quyết liệt nếu đồng nội tệ quá biến động. Đây là tín hiệu cho thấy Nhật Bản có thể tiếp tục can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Theo Cơ quan Thống kê Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 không thay đổi ở mức 5.1%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires và Kyodo News. Lực lượng lao động cùng tháng giảm 0.3% so với cùng kỳ 2009.

Trong khi đó, giá cả tháng 11 tiếp tục suy yếu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản, trừ năng giá thực phẩm tươi sống, giảm 0.1% so với tháng 10 và 0.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires và Kyodo dự báo CPI cơ bản giảm 0.6%, bằng với mức giảm của tháng 10 so với cùng kỳ 2009.

 

 

Sn lượng công nghiệp tháng 11 tăng 1%, ghi nhận sự cải thiện so với mức giảm 2% trong tháng 10. Kết quả trên khớp với dự báo của Dow Jones nhưng nhỉnh hơn so với ước tính 0.9% của Kyodo. Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, sản lượng công nghiệp gia tăng.

Danh số bán lẻ tháng 11 tăng 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi chi tiêu hộ gia đình, gồm một hay hai người, giảm 0.4% so với cùng kỳ 2009.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thiết lập tỷ giá Nhân dân tệ bình quân liên ngân hàng ngày 28/12 ở mức 6.6252 NDT/USD, gần bằng mức cao nhất kể từ tháng 7/2005 tại 6.6239 NDT/USD xác lập hôm 12/11.

Theo thông tin trên tờ 21st Century Business Herald của Trung Quốc, thâm hụt ngân sách 2011 của nước này dự kiến đứng ở mức 900 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 135.9 tỷ USD), chiếm 2% GDP. Con số này thấp hơn so với mức 2.5% GDP trong năm 2010. Trong khi đó, doanh thu ngân sách 2011 sẽ tăng 8% lên 8.89 ngàn tỷ Nhân dân tệ.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm năm 2011 bớt 11%. Theo đó, Chính phủ sẽ phân bổ 14,446 tấn đất hiếm xuất khẩu cho 31 công ty. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nước này cũng sẽ tăng thuế xuất khẩu đối với một số kim loại đất hiếm lên 25%.

Ngân hàng trung ương Đài Loan cho biết sẽ tăng cường áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc sử dụng các hợp đồng phái sinh tỷ giá nhằm chống lại hoạt động đầu cơ tiền tệ của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, tỷ lệ nắm giữ các hợp đồng quyền chọn và tương lai không kỳ hạn bằng đồng đôla Đài Loan tại các ngân hàng sẽ bị giảm xuống còn 20% trong tổng số các hợp đồng quyền chọn bằng đồng nội tệ với hiệu lực tức thì.

Tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Thái Lan bất ngờ suy yếu, dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất có thể dự báo được nhu cầu toàn cầu sẽ đi xuống. Chỉ số sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng 5.6%, thấp hơn mức đã được điều chỉnh trong tháng 10 là 6% và dự báo 6.8% của các nhà kinh tế.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 28/12:

 

Nguồn: VietstockFinance

 

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ 3.33% lên 3.43%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD tăng so với đồng EUR, bảng Anh nhưng giảm so với đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 2 trên sàn COMEX tại New York đóng cửa tại 1,405.60 USD/oz sau khi tăng vọt 22.70 USD/oz, mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 11/2010.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 trên sàn NYMEX tăng 49 cent (tương đương 0.5%) lên 91.49 USD/thùng.

 

 

 

Nguồn: Vietstock

 

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 29/12:

Eurozone

- 16h00: Tăng trưởng cung tiền M3

Mỹ

- 19h00: Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm

ĐỌC THÊM