Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nghịch lý cung - cầu và câu chuyện ngành thép

Lúc này, theo thông lệ hàng năm là mùa cao điểm xây dựng, nhưng năm nay, hàng trăm ngàn tấn thành phẩm, phôi thép đang tồn kho. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến cuối tháng 5, khoảng 500.000 tấn thép thành phẩm và 600.000 tấn phôi thép đang tồn kho.

Thế nhưng, một nghịch lý đang tồn tại dường như không theo quy luật thị trường, đó là cung thì dồi dào, cầu thì có hạn mà giá thép vẫn “neo” ở mức cao, không thể hạ được.

Khác thời điểm cuối năm 2009 qua hết gần năm 2010, sau khi tạo cơn sốt với mức giá kỷ lục tới hơn 22 triệu đồng/tấn,  thị trường thép khá bình lặng và luôn giữ mức giá khoảng 12-14 triệu đồng/tấn. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, giá thép âm thầm tiến từng bước,  thiết lập một mặt bằng giá mới, cao hơn cùng kỳ khoảng 50%. Sau những điều chỉnh tăng của giá xăng dầu và giá điện, giá thép nhích từng bước lên tới trên 21 triệu đồng/tấn, sau đó giảm nhẹ giữ mức trên dưới 19 triệu đồng/tấn như hiện nay.

thep.jpg
 

Đây là mức giá được “chốt” để bán ra chứ không còn cửa giảm nữa. Bởi, theo các doanh nghiệp sản xuất thép, giá thép hiện đang ở mức “vừa phải” so với mức đầu tư sản xuất, do đó không thể giảm thêm, nếu giảm nữa sẽ phá sản. Mặt bằng giá mới này được hình thành do nguyên liệu nhập khẩu gồm thép phế liệu và phôi đang giữ ở mức cao. Mặt khác, các chi phí liên quan cũng liên tục biến động theo chiều hướng tăng khiến dù nhu cầu giảm, hàng tồn nhiều nhưng cũng không thể kéo giá giảm xuống.

Tình trạng này có nguyên nhân sâu xa của nó. Sức tiêu thụ thời gian qua giảm đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có phần tác động từ chính sách điều chỉnh vĩ mô của nhà nước và chính sách cắt giảm đầu tư công, tạm dừng xây dựng nhiều công trình theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Lãi suất cao, tín dụng siết chặt khiến cho nhiều dự định xây sửa nhà của người dân bị hoãn lại, cũng ảnh hưởng đến tiến độ tiêu thụ thép.

Một nguyên nhân khác, mà theo như Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường, thì hiện nhu cầu thép xây dựng trong nước chỉ dao động ở mức hơn 6 triệu tấn/năm, trong khi tổng công suất thép xây dựng cả nước lên 9 triệu tấn. Chưa kể, sắp tới sẽ có thêm 5 dự án thép xây dựng công suất lớn đi vào hoạt động với tổng công suất 1,5 triệu tấn/năm. Trong khi đó, lượng thép từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN đang nhập vào ngày càng nhiều với ưu thế về giá thấp nhờ hàng rào thuế được giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, càng tạo nguồn cung khủng hoảng thừa, gây sức ép cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp trong nước.

Được đánh giá là ngành sản xuất trụ cột trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, nhưng “khúc ca” ngành thép những năm vừa qua luôn nhận được phản hồi thiếu tích cực do những nốt thăng trầm bất kỳ, đột xuất, gây cho thị trường nhiều phen lao đao. Điều này cũng thể hiện việc quy hoạch phát triển ngành đã không được tính toán phù hợp với những dự đoán chính xác.

Đáng ngại rằng, hạn chế trong quy hoạch phát triển ngành lại không phải là “đặc quyền” của riêng ngành thép.

Nguồn tin: phapluatvn

ĐỌC THÊM