Cũng như mọi năm, thị trường thép trong nước những tháng này vào dịp sốt do nhu cầu xây dựng tăng cao, khiến các nhà thầu và người tiêu dùng lao đao. Năm nay, giá điện cộng thêm xăng dầu tăng cao càng làm cho thị trường “nhạy cảm” này được dịp “sốt”. Tuy nhiên điều đó có phản ánh đúng thị trường thép đang trong bối cảnh cung luôn lớn hơn cầu? Đầu tháng 4, Tổng công ty thép Việt Tại Hà Nội, giá thép cũng tăng chóng mặt. Theo nhiều chủ đại lý ở xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, phố Giang Văn Minh thì giá thép mỗi ngày một khác, các chủ đại lý phải thường xuyên bỏ thời gian theo dõi diễn biến thị trường và đôi khi cập nhật giá từ các đại lý khác. Chị Nguyên Oanh - một đại lý phân phối ở xã Đại Mỗ cho biết, trong vòng có một tuần, giá thép đã lên 500.000 đồng đến 700.000 đồng mỗi tấn. Thép cây bán lẻ cũng lên tới 15,5 triệu đồng mỗi tấn, tăng 500.000 đồng so với cuối tháng 3. Nhiều chủ công trình xây dựng tại xã cũng có ý định tạm dừng thi công, chờ thép hạ nhưng xem ra khó quá. Báo giá thay đổi theo hướng tăng từng ngày khiến nhiều khách chỉ đến tham khảo giá, chần chừ chưa mua vì thấy giá quá cao. Song, mấy ngày sau quay lại đòi mua thì giá đã tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Anh Trung - chủ một ngôi nhà đang thi công tại xóm Đình, xã Đại Mỗ cho biết, giá thép tăng khiến công trình bị đội giá lên thêm mấy chục triệu đồng chỉ trong vòng hơn một tuần. Cũng với công trình này nếu được khởi công trước tết thì sẽ bớt được nhiều chi phí.Còn anh Nguyễn Quý Thức - Giám đốc công ty TNHH Tư vấn, Thiết kế và xây dựng Từ Liêm cho biết, công ty đang đảm nhiệm 3 công trình tại Hà Nội, với mức tăng giá thép như đầu tháng 4 khiến công ty rơi vào tình trạng rất khó khăn do khi ký hợp đồng, giá thép chỉ trên 13 triệu đồng. Sau khi tăng hơn 15 triệu đồng mỗi tấn, cả công trình ước tính giá thép bị đội lên tới hàng trăm triệu. Công ty đang đề nghị đơn vị chủ quản giãn tiến độ hoặc tăng giá phát sinh.Ngày 16/4 bảng giá niêm yết tại Nhà máy thép Việt Ý và Hòa Phát vẫn ở mức từ 17.700.000 - 17.800.000 đ/tấn thép cuộn và thép thanh vằn. Đại diện của đơn vị này cho biết đây là giá niêm yết, còn tùy vào số lượng khách hàng mua sẽ có sự điều chỉnh giảm giá cụ thể. Tuy nhiên mức giá này vẫn thấp hơn so với thời điểm năm 2008. Sáng 16/4, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, tình hình thép trong nước luôn cung lớn hơn cầu, đặc biệt là thép xây dựng. Vì vậy các nhà thầu cần bình tĩnh, đánh giá đúng thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên quý II cũng là quý rất khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước do tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất. Ông Nguyễn Tiến Nghi -Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN: “Các nhà thầu và đơn vị thi công nên mua thép trong quý II này”.Giá thép quý I tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó trực tiếp là giá phôi và thép phế thế giới tăng mạnh, trong khí đó phôi thép chiếm đến 90% giá thành. Thêm vào đó là những tác động nội tại như giá điện, xăng, nước cùng tăng khiến giá tăng theo. Hiện tượng mỗi tuần một giá là có thật. Tuy nhiên các nhà thầu cần bình tĩnh và đánh giá đúng thị trường. Dự báo sản lượng tiêu thụ thép trong những 4, 5, 6 sẽ giảm kéo théo giá sẽ giảm, nhờ những chính sách trong lĩnh vực tiền tệ (điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá, hạn chế tín dụng, kiểm soát nhằm giảm nhập siêu...) đã tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép. Việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa khởi công, hoặc quá thời hạn chưa khởi công không nằm trong danh mục các dự án thiết yếu theo Nghị quyết 11 của Chính phủ khiến nhu cầu VLXD giảm sẽ có tác động mạnh đến thị trường thép. Vì vậy, các nhà thầu và đơn vị thi công nên tranh thủ mua thép và đẩy nhanh tiến độ trong quý này. Công suất thiết kế của các thành viên trong Hiệp hội khoảng 9.000.000 tấn/năm, trong khi đó năm 2010 chỉ tiêu thụ hết hơn một nửa. Vì vậy sẽ không có chuyện thiếu nguồn cung cho thị trường.
Nguồn: giaothongvantai