Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Người đàn ông 'đanh đá' của ngành thép

Bề ngoài hiền hậu, nhưng người đàn ông này lại “đanh đá” khi quyền lợi của thành viên hiệp hội bị ảnh hưởng. Ông cho rằng, quan trọng là mình đủ lý lẽ bàn thảo chính sách, biện pháp giải quyết cho thành viên.

Cơ duyên đến với nghề

 

Thời bé ông ở Thái Nguyên. Học phổ thông, ông học giỏi Hóa nhất. Năm 1959, vào học ĐH Bách khoa, ra trường năm 1963. Ngay sau đó, theo lời kêu gọi của nhà nước, ông lên định cư và xây dựng khu Gang thép từ tháng 3 – tháng 11 năm 1963. 

 

Hồi đó, Tổng Giám đốc là Ông Đinh Đức Thiện, tác phong rất kỷ luật. Kỹ sư ra trường cũng phải thực tập, đi từ vị trí công nhân trở lên. Chín năm làm việc, nhờ chăm chỉ, học hỏi và nghiên cứu, ông được tín nhiệm dần lên trưởng ca, kỹ sư, rồi được chuyển lên Bộ cơ khí và luyện kim, sau đổi là Bộ Công nghiệp nặng, phụ trách kỹ thuật luyện kim. Sau này, ông được chuyển về Tổng Công ty Thép.

 

Nghề thép là nghề đặc thù vất vả. Người làm nghề trong điều kiện nước ta còn nghèo, chưa hiện đại, nên vừa làm vừa học là chính, nhờ sự hỗ trợ chủ yếu của các nước XHCN, của Liên Xô, Trung Quốc. Khu Gang thép Thái Nguyên đang xây dựng khu liên hợp thì chiến tranh phá hoại của Mỹ.

 

Cả một thời kỳ, ông vừa làm việc và chiến đấu cùng anh em bảo vệ khu liên hợp trước sự tấn công phá hoại của máy bay Mỹ. Một kỷ niệm đáng nhớ là tên lửa Mỹ bắn tung cả ống khói của lò cao, ông vẫn ở giữa phòng trực ban, may thay khi đó đang mất điện mà thoát chết

 

Năm 1990, thành lập Tổng Công ty thép, cũng là lúc Việt Nam bắt đầu đổi mới. Ông tự học tiếng Anh để đi đàm phán với nước ngoài, thành lập nhiều liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan.. đều thành công. Ông được tín nhiệm làm Chủ tịch HĐQT 3, 4 công ty liên doanh.

 

Quyết liệt bảo vệ quyền lợi các hội viên

 

Trước năm 2000, chỉ có tổng công ty thép của nhà nước và 5 liên doanh. Sau năm 2000, có nhiều thành phần kinh thế tham gia đầu tư sản xuất thép như công ty cổ phần, 100% vốn nước ngoài, tư nhân.

 

Cạnh tranh thị phần mạnh mẽ hơn, phá giá dẫn đến khó phối hợp dẫn đến căng thẳng và gây lỗ cho các doanh nghiệp. Nhu cầu thành lập hiệp hội để bàn thảo, phối hợp với nhau.

 

Lúc đầu thành lập Hiệp hội có 23 thành viên, trong đó có 21 doanh nghiệp sản xuất. Hồi đó, Ông Hồ Nghĩa Dũng, sau là Bộ trưởng GTVT làm chủ tịch hội thép, ông làm phó chủ tịch thường trực, tổng thư ký. Thời gian sau, được tín nhiệm chức chủ tịch hiệp hội thép.

 

Nhìn bên ngoài hiền hậu, nhưng người đàn ông này lại “đanh đá” khi quyền lợi của các thành viên hiệp hội bị ảnh hưởng: Nhiều người nhận xét như thế. Cũng để nói cho vui thôi. Ông cho rằng, quan trọng mình đủ lý lẽ tham gia bàn thảo về chính sách, biện pháp giải quyết khó khăn cho thành viên.

 

Ông nghĩ thế nào về “danh hiệu người đàn ông đanh đá của ngành thép” mà nhiều người đã đặt cho mình?

 

(Cười) Chắc tại vì tôi hay quyết liệt mỗi lần đi họp đấy mà.

 

Như chuyện Quỹ bình ổn thị trường gần đây. Nhà nước muốn có ngành thành lập quỹ bình ổn để tránh biến động về giá thép. Quỹ đủ tiền mua phôi thép, hoặc giao một đơn vị nào đó hưởng ưu đãi lãi suất, vốn để tích trữ  thành phẩm khi cần thiết giữ bình ổn thị trường. Tôi phản đối. 

Thép dư thừa công suất, lại để nhà nước phải lập quỹ, mất tiền rồi lại giao cho 1 đơn vị nắm. Thép không đến nỗi chết như lương thực, phân bón cần hàng ngày. Đáng lẽ để bình ổn cái khác. Thép chậm vài ngày do giá đắt, chậm xây nhà cũng không chết ai. 

Thứ trưởng đến tận nơi thuyết phục là nhà nước ưu ái, sao lại phản đối. Lý do của tôi là:

 

Thứ nhất, tạo cơ chế xin cho, "xin bằng được để được hưởng lợi trước".

 

Thứ hai, phi thị trường. Ngành thép có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất, giá cả khác nhau, chênh vài trăm nghìn do thương hiệu. Vậy tại sao phải thành lập quỹ bình ổn hỗ trợ cho anh này bán thấp hơn anh kia. Trong buổi họp tranh luận, tôi phải đứng lên 3 lần. Thực ra trước ngành thép có cái zích zắc, thép không đến tay người tiêu dùng. Như khi người bán "ban ơn" cho người mua, bán chênh 2triệu đồng/ tấn. Người phân phối dễ trục lợi kiếm tiền.

 

Có vụ ngành thép bị giữ hơn 200 công-ten-nơ do trong có lẫn vài vỉ điện tử. Nếu giữ hàng năm thì ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp, trong khi Vinacontrol khẳng định không có vấn đề. Hiệp hội đã thực hiện vai trò trách nhiệm của mình để hỗ trợ chính đáng cho doanh nghiệp.

 

Với những trường hợp đấu tranh cho quyền lợi của thành viên nhưng không được, ông cảm thấy thế nào?

 

Cảm thấy chưa có gì đã sai. Dù sau không được chấp nhận, chủ trương đâu từ, tăng thuế, giảm thuế, giao dự án cho ai, nhưng tôi thấy mình không sai.

 

Khi đó, ông có buồn không?

 

Tôi không buồn, vì mình chỉ làm nhiệm vụ tư vấn.

 

Như chuyện Việt Nam có mỏ lớn Thạch Khê, tại sao lại cổ phần hóa, giao cho cả các doanh nghiệp không thuộc ngành thép. Tôi viết thư cho Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị thành lập tổ hợp luyện kim nhưng vẫn giao cho TKV cổ phần hóa. Cuối cùng, Thủ tướng yêu cầu phải duyệt lại và lập lại báo cáo đầu tư cho mỏ Thạch Khê. (cái này đã đưa tin trên tivi)

 

Cả đời làm ngành thép, ông có nghĩ mình đã từng nghĩ sẽ làm gì khác?

 

Cũng nhiều người học ngành này làm ngành khác. Tôi đã 40 mấy năm làm ngành thép. Chắc không biết làm gì khác (cười). Đã xin nghỉ nhưng vần được đề nghị làm tiếp tục nên chưa rút được.

 

Đấu tranh cho hiệp hội, cho ngành thép, ông có mệt mỏi ko?

 

Nhờ bản bè và phần lớn ủng hộ. Làm ngành thép tưởng khô khan nhưng không bia rượu. Bạn bè nhiều người thân.

 

Người ta quan niệm làm ngành thép giàu…? Tôi chỉ hưởng đúng những gì theo quy định nhà nước.

 

Hiện nay điều gì khiến ông trăn trở nhất?

 

Sau 1 giai đoạn phát triển ồ ạt, không bền vững, lựa chọn quy mô, thiết bị không phù hợp, phù hợp, nhà đầu tư lại tận dụng tài nguyên để xuất. Với tỉnh nghèo, tuy nhà đầu tư giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, nhưng nhà máy lại gây ảnh hưởng môi trường. Sau khi có kiến nghị của các ngành, Chính phủ đã chỉ đạo nhưng tình hình chưa thay đổi nhiều.

 

Các nhà máy thành lập khai thác mỏ nhưng không kinh tế, chi phí cao, sản phẩm không có thị trường (ví như bán từ Sơn La không dễ). Có nhiều mỏ mới thành lập một nhà máy sẽ hợp lý. Nếu mỏ nhỏ, hết quặng, thành lập nhà máy sẽ không hiệu quả. Mua quặng tỉnh khác sẽ không khả thi do tỉnh khác cấm không cho bán quặng.


Nguồn tin: TTVN
 

ĐỌC THÊM