Năm 2009, quy mô kinh tế Mỹ bị thu giảm 2,6% còn kinh tế Châu Âu suy thoái 4,1% và kinh tế thế giới trong tình trạng mong manh, ảm đạm. Tuy nhiên, cơn suy thoái 2008 sẽ không sản sinh ra cơn đại suy giảm kinh tế tiếp theo. Đâu là lý do cho khẳng định đó ? Suy giảm kinh tế tiếp theo ? Thứ nhất, thế giới đang theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với tỷ lệ lãi suất thấp. Thứ hai, thế giới đang thực hiện chính sách tài chính mở rộng với những khoản thâm hụt ngân sách lớn. Thứ ba, thế giới đang tránh chính sách bần cùng hóa trong thương mại quốc tế và quản lý tỷ lệ lãi suất. Trong đó chính sách nới lỏng tiền tệ đã mang lại những kết quả tích cực nhất định. Vậy thế giới đã hồi phục sau suy thoái 2008 ra sao ? Kinh tế toàn cầu đã tăng trở lại nhưng khác nhau ở các khu vực. Nhiều nước phát triển, như Mỹ và Châu Âu tiếp tục vật lộn với sự khó khăn tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp cao. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ đã trở lại với tốc độ phát triển nhanh tuy nhiên phải đối mặt với lạm phát tăng vọt. Tại Châu Âu, vấn đề nợ công đã lan rộng khắp Hy Lạp, Iceland và Bồ Đào Nha, thậm chí đe dọa ảnh hưởng tới cả Pháp và Đức. Những nước có mức nợ công dưới ngưỡng báo động như Mỹ, Nhật Bản cũng phải vất vả để tránh vỡ nợ. Trong tầm kiểm soát ? Các vấn đề nghiêm trọng của kinh tế thế giới tuy đang tồn tại như đã nêu, trên nhưng dù nghiêm trọng chúng cũng không ngoài tầm kiểm soát do vậy sẽ không có một cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra. Chỉ có một nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra sự khủng hoảng tiền tệ thế giới là sự sụp đổ của USD hoặc đồng Euro. Đồng USD sẽ sụp đổ chỉ khi Trung Quốc và Nhật Bản bỏ đi những trái phiếu của chính phủ Mỹ mà họ đang nắm giữ nhưng các hành động đó sẽ không thể xảy ra vì nó ảnh hưởng tới chính quyền lợi của hai nước. Vì thế đồng USD không thể bị sụp đổ. Tương tự như vậy, đồng Euro cũng vẫn an toàn dù cho một số quốc gia trong khu vực đồng Euro có thể bị suy yếu nghiêm trọng về kinh tế. (Vấn đề này xem thêm trang 12). Tuy nhiên, nguy cơ về việc xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu vẫn tiềm ẩn nếu đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi mất tính cạnh tranh, suy giảm làm cho đồng USD hoặc đồng Euro tiếp tục yếu đi dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng với dòng vốn đầu tư và hoạt động thương mại toàn câu. Viễn cảnh bi quan này không chắc xảy ra. Lạm phát cũng không thể là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng thế giới tiếp theo. Lạm phát hiện nay không chắc trở thành cơn suy thoái toàn cầu. Lịch sử kinh tế thế giới có đầy bằng chứng về việc kiểm soát và ngăn chặn những áp lực nghiêm trọng của lạm phát. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát hiện nay của các nền kinh tế mới nổi còn xa mới tới mức nghiêm trọng như tỷ lệ lạm phát toàn cầu giai đoạn 1973-1974. Dù vậy một số nền kinh tế, đặc biệt là các nước buộc phải rút gói kích thích kinh tế sớm hơn do vấn đề nợ công có thể sẽ gặp khó khăn, nhất là vấn đề thất nghiệp. Tồi tệ nhất, Mỹ sẽ phải dựa vào gói kích thích kinh tế thứ 3 còn Châu Âu phải tính đến nguồn cứu trợ cuối cùng của Ngân hàng trung ương Châu Âu.
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN