Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhập khẩu than của Trung Quốc tạm thời bị giảm do cơn bão của Australia

 Nhập khẩu than của Trung Quốc theo đường biển giảm trong tháng 4, các nhà xuất khẩu lớn không tận dụng được nhiều lợi thế bởi những chuyến hàng giảm đi của Australia sau khi cơn bão mạnh đánh vào các mỏ khai thác và cơ sở hạ tầng ở nước này.

Nhập khẩu bằng đường biển của Trung Quốc sẽ là khoảng 18,95 triệu tấn trong tháng 4, giảm từ 19,5 triệu trong tháng trước đó, theo số liệu của cảng và số liệu theo dõi các tàu chở hàng của Thomson Reuters.

Nhập khẩu từ Australia giảm 1/3 xuống 5,67 triệu tấn trong tháng 4 từ 8,37 triệu tấn trong tháng 3, cho thấy tác động của Cyclone Debbie, một loạt 4 cơn bão xảy ra tại bang Queensland vào ngày 28/3, gây gián đoạn các mỏ khai thác và đóng cửa hầu hết các hệ thống đường sắt.

Hầu hết than xuất khẩu từ Queensland sang Trung Quốc là than cốc loại tốt sử dụng trong sản xuất thép, mặc dù bang này cũng xuất khẩu than nhiệt chất lượng thấp hơn chủ yếu sử dụng trong các nhà máy điện.

Nước được hưởng lợi chính từ bất lợi liên quan tới thời tiết của Australia là Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới, với số liệu theo dõi tàu chở hàng cho thấy xuất khẩu của họ sang Trung Quốc tăng 37% lên 9,49 triệu tấn trong tháng 4 từ 6,93 triệu tấn trong tháng 3.

Đây là mức xuất khẩu cao nhất từ Indonesia sang Trung Quốc kể từ tháng 12/2016, và khả năng số liệu tháng 4 có thể được điều chỉnh tăng trong những ngày tới do các chuyến hàng đến vào cuối tháng sẽ bổ sung vào số liệu.

Trung Quốc chủ yếu mua than nhiệt chất lượng thấp từ Indonesia, thường được pha trộn với các nguồn cung cấp trong nước trước khi đưa vào các nhà máy phát điện. Do đó có thể việc nhập khẩu tăng lên từ quốc gia Đông nam Á này liên quan nhiều hơn tới nhu cầu đối với nhiên liệu loại này hơn là kết quả giảm nhập khẩu từ Australia.

Các nhà xuất khẩu than chủ chốt cũng chậm phản ứng với xuất khẩu giảm từ Australia, với việc theo dõi tàu cho thấy Canada đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc 17,6% trong tháng 4 từ mức 1,27 triệu tấn trong tháng 3.

Nga đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc 21,7% lên 1,85 triệu tấn trong tháng 4 so với tháng 3, trong khi nhập khẩu từ Mỹ giảm 64% xuống chỉ 266.000 tấn hay 4 chuyến hàng.

Trong khi phần trăm nhập khẩu tăng từ Canada và Nga có vẻ ấn tượng, nhưng tính về khối lượng thì không, với khối lượng tăng trong tháng 4 so với tháng 3 từ hai nhà sản xuất này chỉ là 520.000 tấn, hay ít hơn 1/5 lượng sụt giảm trong nhập khẩu từ Australia.

Số liệu này không cho thấy lượng than đến Trung Quốc bằng đường sắt và đường bộ từ nước láng giềng Mông Cổ.

Số liệu nhập khẩu tháng 4 của hải quan Trung Quốc sẽ công bố vào tuần thứ 3 của tháng 5, nhưng trong quý 1/2017 lượng nhập khẩu từ Mông Cổ tăng 113,5% so với cùng kỳ năm 2016 lên 8,14 triệu tấn, thực tế quốc gia không có đường biển này là nhà cung cấp lớn thứ hai sau Australia và đã vượt qua Indonesia trong 3 tháng đầu năm 2017.

Có lẽ điểm chính từ số liệu nhập khẩu tháng 4 là bao nhiêu nhà xuất khẩu than cốc bằng đường biển đang vật lộn để tăng sản lượng nhanh chóng trong phản ứng với một cú sốc nguồn cung, mặc dù giá tăng gần gấp đôi lên khoảng 300 USD/tấn.

Nhiều năm giá than thấp đã buộc các mỏ khai thác cắt giảm hoạt động, không chuẩn bị để tăng sản lượng nếu cần thiết, do họ thiếu thiết bị sẵn có, nhân công và kế hoạch khai thác.

Vấn đề đối với các nhà khai thác và xuất khẩu ở Mỹ, Canada và Nga là thời gian họ có thể tăng sản lượng, phải mất nhiều hơn so với thời gian sản lượng của Australia sẽ phục hồi, gây giá thoái lui trở lại xuống những mức nơi họ không thể cạnh tranh chống lại các hoạt động chi phí thấp hơn của nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới này.

Do đó có thể số liệu tháng 5 sẽ tăng từ các nhà xuất khẩu than cốc bé hơn, nhưng vào tháng 6 dự kiến rằng các mỏ than Australia sẽ có thể sản xuất và xuất khẩu ở những mức bình thường.

Điều này sẽ một lần nữa làm giá trở thành yếu tố quyết định liệu các nước như Canada và Mỹ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc không, với giá than cốc kỳ hạn hiện nay trên sàn giao dịch Singapore cho thấy họ vẫn có cơ hội.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM