Nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng về lâu dài, dự đoán vẫn sẽ còn những khó khăn. Số liệu chính thức hôm 30/4 cho thấy, chi tiêu hộ gia đình, tiền lương và nhu cầu tuyển dụng đã được cải thiện vào cuối tháng. Tuy nhiên, lo ngại về việc giảm lạm phát vẫn cần phải được loại bỏ. Tháng Ba là tháng thành công thứ 13 của 2 năm liên tiếp lạm phát giảm, ngoại trừ biến động về chi phí thức ăn tươi thấp hơn 1,2% so với năm trước đó.
Đối với các chính trị gia, những tin tức tích cực về chi tiêu và việc làm đã đem đến khởi đầu tốt đẹp. Tuy nhiên, đằng sau số liệu trên là sự thật không mấy sáng lạn. Tiêu thụ trong nước tăng mạnh do việc trợ cấp tạm thời các thiết bị sử dụng năng lượng thấp và xe hơi từ gói kích thích kinh tế của năm ngoái. Trong lĩnh vực lao động, mặc dù có sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng, song tỷ lệ người tìm việc và số lượng công việc vẫn ở mức 2/1.
Những vấn đề mà Nhật đang phải đối mặt cũng dễ hiểu: tăng trưởng không có trong khi thâm hụt tài chính giống như quả bom nổ chậm, tổng nợ của Nhật đang gần tới mức 200% GDP, mức tồi tệ nhất so với các quốc gia giàu có khác. Giới chính trị trong nước mới chỉ bắt đầu có những động thái nhằm giải quyết nợ. Cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã kiềm chế một phần những động thái đó. Tuy nhiên, thật khó để thuyết phục dân chúng về sự cần thiết cắt giảm chi tiêu khi đất nước vẫn ở trong vòng xoáy của cuộc suy thoái thế kỷ.
Để thúc đẩy tăng trưởng, các chính trị gia tìm tới Ngân hàng Nhật Bản hơn là xem xét, các quy định cắt giảm và chế độ bảo hộ nhằm duy trì nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương tại các nước tiên tiến hoạt động độc lập, trong khi tại Nhật, chính phủ từ lâu đã sử dụng áp lực ở những mức độ khác nhau. Chính phủ mới của Đảng Dân chủ Nhật muốn, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát là 2%. Các chính trị gia cũng hy vọng rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ giúp kinh tế tăng trưởng bằng các chính sách tiền tệ của mình.
The Economist