Đại diện từ Liên đoàn sắt thép Nhật Bản cho biết hôm thứ Tư, Bộ Thép nước này sẽ theo dõi một cách thận trọng cuộc điều tra tự vệ của Ấn Độ. “HRC là mặt hàng xuất khẩu chính tới Ấn Độ của các nhà máy Nhật Bản và nếu như Ấn Độ quyết định áp thuế tự vệ thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nhật”.
Bộ Thương mại Ấn Độ hôm 7/9 cho biết cơ quan này đang mở một cuộc điều tra tự vệ nhắm vào HRC dày từ 600mm trở lên được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Một thương nhân ở Tokyo cho biết xuất khẩu HRC của Nhật tới Ấn Độ đang tăng lên mặc dù phần lớn trong số đó là quan hệ ràng buộc giữa các nhà máy liên doanh của hai nước. “Việc xuất khẩu thép cơ bản làm nguyên liệu đầu vào sẽ không gây phiền hà đến ngành thép Ấn Độ nhưng chúng tôi phải xem liệu xuất khẩu bình thường có đang tăng hay không vì HRC từ Nhật sang đây chắc chắn là đã tăng”, ông này ám chỉ đến việc vận chuyển các lô hàng giao ngay.
Phát ngôn viên Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp cho biết công ty sẽ kiểm tra chi tiết cuộc điều tra cũng như đo mức độ có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu HRC. “Nếu chúng tôi tìm ra điều gì đó trái với quy tắc thương mại thì chúng tôi sẽ hành động”, bà nói.
Xuất khẩu HRC từ Nhật tới Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm đạt 703.934 tấn, tăng 175,4% so với 2014, giá xuất khẩu bình quân là 48.903 Yên/tấn (407 USD/tấn) FOB, thấp hơn 5.036 Yên/tấn so với năm ngoái. HRC chiếm khoảng ½ trong tổng lượng thép xuất khẩu của Nhật tới Ấn Độ.
Nguyên nhân xuất khẩu gia tăng là do các nhà máy Nhật hạn chế xuất khẩu trong năm ngoái để ưu tiên cung cấp trong nước. Nhưng đúng là mức tăng rất lớn và điều này có lẽ đã khơi mào cho phía Ấn Độ khiếu kiện.
Một thương nhân khác cho biết ông quan ngại hơn về động thái của New Delhi có thể sẽ khiến lượng thép xuất khẩu sang Nhật gia tăng. Vì “Trung Quốc và Hàn Quốc cũng nằm trong danh sách điều tra và có lẽ họ sẽ chuyển sang thị trường Nhật vì nằm gần và có điều kiện thị trường tốt hơn”.
Nguồn tin: satthep.net