Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhật Bản lại giảm xuất khẩu để đáp ứng cho nhu cầu trong nước tăng mạnh

Nhu cầu trong nước tiếp tục tăng mạnh và hàng xuất khẩu tới Thái Lan chậm hơn đã làm tổng sản lượng thép xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10 giảm 1,5% so với tháng 10/2012 đạt 3,31 triệu tấn, theo Hiệp hội sắt thép Nhật Bản (JISF). “Các nhà máy Nhật hiện vẫn đang ưu tiên cung cấp cho khách hàng trong nước với sức mua mạnh lên”, một quan chức JISF nói và nhấn mạnh rằng đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng thép xuất khẩu của Nhật giảm.

Hàng xuất khẩu tới Thái Lan chậm hơn cũng là một yếu tố nhưng nguyên nhân chính là do khối lượng giao dịch năm ngoái quá lớn nhờ vào doanh số tiêu thụ xe hơi tăng mạnh vào thời gian đó. Trong tháng 10, Nhật đã xuất 386.963 tấn thép sang Thái Lan, giảm 7,8% so với tháng 09 và giảm mạnh đến 23,4% so với tháng 10/2012. Tổng lượng HRC xuất tới Thái Lan đạt 114.563 tấn, giảm 38,9% so với tháng 10 năm ngoái.

Tương tự, sản lượng thép xuất khẩu tới Hàn Quốc trong tháng 10 cũng giảm nhẹ so với tháng 09 nhưng lại tăng 11,4% so với năm ngoái đạt 631.040 tấn, đây là lần tăng đầu tiên trong 6 tháng, phản ánh bước ngoặt mới trong xuất khẩu do sự cố xảy ra tại xưởng Gwangyang của nhà máy Posco hồi cuối tháng 08.

“Các sản phẩm bán thành phẩm mà Posco đã đặt mua sau sự cố đã được Nhật vận chuyển và giao trong tháng 10”, phát ngôn viên nhà máy nói, và lưu ý rằng việc tăng xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ là tạm thời. Trong tháng 10 Nhật đã xuất khẩu các sản phẩm bán thành phẩm sang Hàn Quốc nhiều hơn đến 97% so với năm ngoái đạt 176.103 tấn, còn HRC thì tăng 42,1% lên 173.005 tấn.

Mặt khác, Nhật Bản chỉ nhập khẩu 708.736 tấn trong tháng 10, giảm 7,3% so với tháng 10/2012, do đồng Yên tiếp tục mất giá so với đôla Mỹ làm giảm sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

Nhưng nhiều khách hàng người Nhật dường như đã bắt đầu quan tâm đến hàng nhập khẩu do nguồn cung của các nhà máy trong nước ngày càng khan hiếm hơn.

 

Nguồn tin: Satthep.net

ĐỌC THÊM