Xuất khẩu một số sản phẩm nhất định tăng từ các nhà máy ở cả hai nước một lần nữa lại trở thành chủ đề nổi bật tại cuộc đối thoại thép tư nhân- nhà nước diễn ra giữa Nhật Bản và Hàn Quốc tại Yokyo hôm 1/12, một đại diện đến từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Kinh tế (Meti) đã thừa nhận hôm thứ Hai. Nhưng cả hai bên vẫn hy vọng những mâu thuẫn này có thể được giải quyết mà không cần dùng đến các biện pháp tự vệ thương mại.
Năm ngoái cũng tại cuộc họp thường niên diễn ra vào tháng 9, Hàn Quốc đã lấy lý do xuất khẩu thép hình của Nhật Bản tăng và khuyến cáo rằng công tác chuẩn bị đã bắt đầu để đưa ra một cuộc điều tra bán phá giá.
“Nhưng sau cuộc đối thoại năm ngoái, chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp riêng về vấn đề này và chúng tôi phát hiện có vấn đề với số liệu thương mại mà mỗi nước sử dụng”, đại diện Meti cho biết. Ông nói rằng Hiệp hội các nhà sản xuất thép không liên hợp của Nhật đã được yêu cầu để cảnh báo các thành viên của mình trước những quan ngại của Hàn Quốc và kết quả là Seoul không có thêm hành động gì nữa. “Vì vậy các cuộc họp riêng có thể giúp giải quyết vấn đề trước khi các biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng”.
Tại cuộc họp thứ năm tuần trước, chủ nhà đã thông báo tới các khách mời Hàn Quốc rằng Hiệp hội Sắt thép Nhật Bản (JISF) đang theo dõi sự gia tăng của các sản phẩm thép dẹt xuất xứ Hàn Quốc. “Chúng tôi chưa có kế hoạch tổ chức một cuộc họp riêng về vấn đề này. Chúng tôi chỉ chia sẻ thông tin”, đại diện Meti cho biết thêm.
Nhật Bản đã xuất khẩu 266.668 tấn thép hình tới Hàn Quốc trong 10 tháng đầu năm nay, giảm 16,5% so với năm trước. Ngược lại, Nhật đã nhập 852.422 tấn HRC của Hàn Quốc trong cùng thời gian này, tăng 7,5% so với năm ngoái.
Nhưng cuộc họp hôm thứ Năm không phải hoàn toàn không có xích mích. Phía Nhật Bản đề cập tới sự thật rằng tuần trước đó, hôm 24/11, Ủy ban thương mại Hàn Quốc đã tổ chức phiên điều trần liên quan tới việc rà soát hoàng hôn thêm lần nữa- lần thứ ba- về việc bán phá giá thép thanh không gỉ từ Nhật, Trung Quốc và Tây Ban Nha trong một vụ có từ năm 2004.
“Việc tiến hành rà soát hoàng hôn về bán phá giá sau hơn 10 năm là không công bằng”, đại diện Meti than phiền. “Tình hình thị trường đã thay đổi và những nước khác đang xuất khẩu nhiều hơn tới Hàn Quốc. Việc rà soát hoàng hôn chẳng có ý nghĩa gì cả”.
Nguồn tin: satthep.net