Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhiều người Việt tin kinh tế sớm thoát suy thoái

 

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn trên đà giảm, song so với các nước láng giềng cũng như mặt bằng chung của thế giới, người Việt tỏ ra lạc quan hơn.

Theo một khảo sát của hãng Nielsen tại 50 thị trường trên khắp thế giới, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang trên đà giảm, từ 97 điểm trong nửa sau năm 2008 xuống 85 điểm trong những tháng đầu năm nay. Mức cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam là vào nửa đầu năm 2007, với 118 điểm. Từ đó đến nay, chỉ số này liên tiếp giảm.

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất

 

Tuy vậy, nhìn chung, người Việt Nam tỏ ra lạc quan hơn so với các nước được khảo sát, với 60% người được hỏi cho rằng, nền kinh tế sẽ ra khỏi suy thoái trong 12 tháng tới. Trong khi đó, tỷ lệ tại nước láng giềng Indonesia là 56%, Trung Quốc 32% và Đan Mạch 40%.

Khảo sát này được Nielsen thực hiện với các chỉ tiêu về triển vọng việc làm, tình hình tài chính cá nhân, và nhu cầu cũng như khả năng mua sắm trong vòng 12 tháng tới. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu tiếp tục đi xuống và đã có mức giảm kỷ lục 7 điểm so với quý II năm 2008, còn 77 điểm. Trước đây, mức giảm điểm trung bình qua mỗi đợt khảo sát chỉ là 2-4 điểm.

Bức tranh toàn cảnh này có vẻ mang nhiều màu sắc ảm đạm khi chỉ ngoại trừ Đan Mạch và Indonesia, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của tất cả quốc gia còn lại đều nằm dưới ngưỡng trung bình.

Mỹ và Trung Quốc – hai thị trường được quan tâm nhiều nhất đã có những diễn biến khá đối nghịch nhau. Kể từ đợt trượt dốc một cách đột ngột vào quý I/2007 (giảm từ 100 điểm xuống chỉ còn 83 điểm), tốc độ sụt giảm của chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu chựng lại (chỉ giảm 2 điểm so với quý II/2008) và không còn nằm dưới mức trung bình của thế giới. Trung Quốc vẫn nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số niềm tin cao nhất, nhưng chỉ số này lại bắt đầu giảm mạnh (mất 7 điểm so với quý II/2008).

Mặc dù niềm tin sụt giảm, nhưng hầu hết người dân ở các quốc gia đều nhen nhóm hy vọng về một viễn cảnh tốt đẹp hơn trong năm tới. Tỷ lệ người trả lời “Có” khi được hỏi: “Bạn có tin rằng đất nước mình sẽ thoát khỏi khủng hoảng trong 12 tháng tới?” đã tăng đều ở hầu hết các quốc gia.

Không chỉ là quốc gia lạc quan nhất về tương lai nền kinh tế, trong đợt khảo sát này, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về mức độ lạc quan liên quan tới công ăn việc làm, với 32% người được hỏi cho rằng, họ có triển vọng công việc tốt trong 12 tháng tới. Đồng thời, 35% người Việt Nam cho biết có ý định dùng tiền mặt nhàn rỗi để mua máy móc công nghệ mới.

Dù tỏ ra lạc quan hơn người dân nhiều nước khác, những người Việt tham gia khảo sát cũng bày tỏ lo ngại về tương lai, trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Trong đó, vẫn có 36% cho rằng nguy cơ mất việc làm là mối lo lớn nhất của họ, và 22% coi tình hình kinh tế suy thoái là mối quan tâm hàng đầu.

Gói kích cầu của Việt Nam được đánh giá là bằng khoảng 7% so với GDP – một tỉ lệ khá so với mặt bằng chung (Trung Quốc 13,3%, Mỹ 5,5%, Nhật 2%, Ấn Độ 0,4%, Indonesia 1,3%). Gói kích cầu này được kỳ vọng là sẽ giảm nhẹ được tác động của khủng hoảng, kích thích tăng trưởng kinh tế và lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong thời gian tới.

 

Nỗ lực vượt qua khủng hoảng

Bên cạnh gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD, những nỗ lực của nhằm vực dậy cho nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng được triển khai trong suốt thời gian qua. Đơn cử như hội nghị bàn tròn “Định vị Việt Nam cho tương lai” của Chính phủ Việt Nam (tháng 3/2009) hay hội nghị Asia Society 2009 (tháng 4/2009) đều đã tập trung phân tích những thay đổi của môi trường kinh tế Việt Nam và đưa ra những dự báo tương lai.

Sự kiện Giáo sư Paul Krugman - chủ nhân Nobel kinh tế 2008 đến Việt Nam theo lời mời của Trường Doanh Nhân PACE để chủ trì hội thảo quốc tế “Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong khó khăn và khủng hoảng” sẽ diễn ra vào ngày 21/5 tại TP HCM cũng đang là sự kiện kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm nhất.

Được mệnh danh là “nhà cảnh báo khủng hoảng” của thế giới, Paul Krugman hiện là cái tên “nóng” nhất và những nhận định của ông về khủng hoảng cũng được trích dẫn nhiều nhất hiện nay. Hội thảo của ông tại Việt Nam được kỳ vọng là sẽ góp phần mang đến những tư duy mới mẻ và sâu sắc cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp VN trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng hiện nay.

VnE

ĐỌC THÊM