Nhiều nhà máy ở Indonesia đã và đang đấu tranh với sự cạnh tranh của thép cây xây dựng không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù quy định yêu cầu các sản phẩm thép cây được sử dụng trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI) nhưng nhiều nhà phân phối và người tiêu dùng đã và đang vẫn tiếp tục sử dụng thép cây không đạt chuẩn.
“Thị trường ở đây rất nhạy cảm về giá”, giám đốc của nhà sản xuất thép cây Surabaya nói. Theo ông và những người khác trong ngành ước tính thì thép cây không đạt chuẩn được dùng trong cả nước chiếm khoảng 50% hoặc hơn trong tổng số lượng thép cây sử dụng.
Các nhà sản xuất thép cây không đạt chuẩn thường là những lò cảm ứng có quy mô nhỏ hơn và chất lượng thép cây làm ra được cho là kém hơn về thành phần hóa học, độ chịu lực và cả sức bền cơ học.
Tuy nhiên, hiện cũng có những lò nung cảm ứng ở Indonesia đang sản xuất thép cây đạt chuẩn bằng cách dùng phế chất lượng cao hơn và áp dụng biện pháp kiểm soát chất lượng và họ cũng tỏ ra khó chịu đối với thép cây không đạt chuẩn.
“Chúng tôi đang cạnh tranh với thép cây không đạt chuẩn”, một quản lý nhà máy nói. Ông nhận thấy rằng những loại thép cây này thường có đường kính nhỏ hơn vì thế người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được khối lượng thép và chúng có xu hướng được dùng trong việc xây dựng nhà cấp thấp. “Các nhà phân phối hiện đang điều khiển giá bán. Không có động lực để sản xuất thép cây chất lượng tốt”, ông nói.
“Tất cả các nhà máy có thể đứng lên đấu tranh và cùng nhau không sản xuất thép không đạt tiêu chuẩn SNI. Điều này sẽ ngăn không cho các nhà phân phối tiêu thụ thép kém chất lượng. Có thể thấy rằng các nhà máy tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất là những người hiện nay phải chịu thiệt hại. Tuy chính phủ Indonesia đang có những hành động chống lại thép kém chất lượng nhưng được biết là vẫn chưa hiệu quả. Việc thực thi những quy định là rất khó vì thiếu nhân lực”, đại diện một nhà máy nói.
Mặc dù triển vọng lâu dài thì tốt nhưng các nhà máy trong nước đang hoạt động chỉ với 50% công suất hoặc thấp hơn, một phần là do sức mua yếu vì sắp diễn ra các cuộc bầu cử và đồng Rupiah mất giá đã khiến chi phí nguyên liệu nhập khẩu cao hơn.
Nguồn tin: Satthep.net