Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu 9 tháng 2017: Lưu ý rau quả và phế liệu sắt thép

 9 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu rau quả tăng tới 80,5%, phế liệu sắt thép cũng tăng 55,7% so với cùng kỳ 2016. Đây cũng là 2 mặt hàng bị lưu ý trong nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu.

9 tháng 2017, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát là 9,04 tỷ USD, chiếm 5,82% tổng kim ngạch nhập khẩu
và tăng 9,3% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng lo ngại là nhập khẩu rau quả tăng tới 80,5%, sắt thép phế liệu 5,7%.

Bộ Công thương cho biết, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 154,48 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước đạt 61,25 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 93,22 tỷ USD, tăng 26,1%.

Ngoài việc chi 138 tỷ USD để nhập những mặt hàng thuộc Nhóm hàng cần nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu với 89,33%, tăng 24,3% thì trong Nhóm hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu, Bộ Công thương có lưu ý tới mặt hàng rau quả và sắt thép phế liệu.

Cụ thể, trong 9 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát là 9,04 tỷ USD, chiếm 5,82% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 9,3% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng lo ngại là nhập khẩu rau quả tăng tới 80,5%, phế liệu sắt thép tăng 55,7%.

Riêng mặt hàng ô tô nguyên chiến dưới 9 chỗ đã giảm dần qua các tháng gần đây sau thời kỳ tăng bùng nổ vào các tháng đầu năm. Trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 12% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu rau quả trong tháng 9/2017 đạt 135 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 80,5% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đó, nhập khẩu mặt hàng quả đạt 914 triệu USD, tăng gần 2 lần, còn mặt hàng rau ước đạt 218 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2016.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong những tháng đầu năm 2017 là thị trường Thái Lan chiếm gần 62% tổng kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là thị trường Trung Quốc chiếm 16%. Trong đó, thị trường tăng mạnh nhất là Thái Lan (gấp 3,2 lần), Ấn Độ (gấp 2,2 lần) và New Zealand (tăng 53,5%).

Nguồn tin: Đầu tư

ĐỌC THÊM