Nhu cầu quặng sắt Trung Quốc – nước nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất thép lớn nhất thế giới – sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay, với nền kinh tế được cải thiện sẽ thúc đẩy tiêu thụ thép, một quan chức công nghiệp cho biết.
Giá quặng sắt IO62-CNI=SI đạt mức cao 16 tháng gần 160 USD/tấn vào tuần trước do nhu cầu thép Trung Quốc tăng, hồi phục hơn 80% từ mức thấp 3 năm trong tháng 9.
Nhu cầu quặng sắt Trung Quốc dự kiến tăng 5,7% trong năm nay lên 1,11 tỉ tấn, Li Xinchuang, phó tổng thư ký của Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA) cho biết.
Nhu cầu quặng sắt của nước này tăng 2,9% trong năm trước, lên 1,05 tỉ tấn. “Nền kinh tế Trung Quốc năm 2013 sẽ vẫn hồi phục, tuy nhiên về tổng thể sẽ tốt hơn năm 2012, với tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 8% và đầu tư tài sản cố định tăng 20%”, ông cho biết.
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm nay từ mức 7,8% trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1999.
Nước này đã mua 2/3 lượng quặng sắt thế giới, đã nhập khẩu mức cao kỷ lục 743,55 triệu tấn năm 2012, tăng 8,4% so với năm trước, sản xuất hơn 1,3 tỉ tấn quặng sắt chất lượng thấp trong năm trước.
Ông Li cho biết, nhu cầu thép Trung Quốc dự kiến tăng 4,1% trong năm 2013 lên 666 triệu tấn.
Theo CISA, Trung Quốc sản xuất trung bình 2,01 triệu tấn thép thô trong ngày giai đoạn từ 11-20/2/2013, mức cao nhất kể từ cuối tháng 5.
Ông Li cũng cho biết, tổng công suất thép thô của nước này đạt 970 triệu tấn, tăng hơn 7 lần so với năm 2000. Năm ngoái, sản lượng thép thô của nước này đạt 716,5 triệu tấn.
Chính quyền địa phương vẫn theo đuổi tăng trưởng kinh tế, phê duyệt dự án thép mới, ông Li cho biết, thậm chí dư thừa công suất đã được xác định là một trong những vấn đề lớn mà địa phương đang phải đối mặt.
Ông cho biết, Trung Quốc có kế hoạch củng cố ngành công nghiệp này và mang lại 60% công suất dưới sự kiểm soát của 10 nhà máy sản xuất thép hàng đầu của nước này, vẫn đối mặt với những vấn đề quan liêu, với chính quyền địa phương vẫn lo ngại về thua lỗ thu nhập thuế do kết quả việc sát nhập.
Ông cho biết, các thành viên chính của CISA thua lỗ 42,7 tỉ NDT (tương đương 6,9 tỉ USD) từ việc kinh doanh thép lõi năm 2012, phần lớn do họ không thể vượt qua chi phí quặng sawtts cao hơn đối với người tiêu dùng.
Trung Quốc đang xem xét kỹ lưỡng về kế hoạch cắt giảm công suất xuống bằng 1/5 sản lượng thép lớn nhất của tỉnh Hà Bắc.
Trung Quốc cũng có mục đích hạn chế mở rộng công suất sản xuất thép ở những thành phố lớn như là một phần kế hoạch của mình nhằm giảm ô nhiễm không khí.