Giá thép đã diễn biến tăng và giảm bất thường trong năm qua. Việc ảnh hưởng từ cuộc xung đột và tình hình tại Trung Quốc đã khiến các thước đo thông thường để đánh giá thị trường thép không còn được chính xác.
Giá thép đã diễn biến tăng và giảm bất thường trong vòng một năm qua. Báo cáo của MetalMiner đã chỉ ra tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào diễn biến khó đoán này. Và theo Oilprice, một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với nguồn cung thép toàn cầu là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Xung đột đi qua mốc 5 tháng, nguồn cung thép giảm
Trở lại ngày 24/2, rất ít nhà phân tích có thể dự đoán được những ảnh hưởng mà cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra. Thế giới đã chịu nhiều tác động lớn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Từ các lệnh trừng phạt đến các vấn đề về đường ống dẫn, vận chuyển hàng hóa bị đình trệ. Và một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là thép.
Ukraine là nhà sản xuất lớn thứ tám thế giới và nhà xuất khẩu thép lớn thứ ba. Quặng sắt và các tài nguyên khoáng sản khác cũng có nhiều trong đất của Ukraine. Kết quả, khi cuộc xung đột lần đầu tiên diễn ra, giá thép đã có một bước nhảy vọt đáng kể. Ví dụ, thép tấm cuộn cán nóng (HRC) đã tăng từ 974 USD/tấn lên 1185 USD/tấn chỉ trong hơn một tuần. Thép thanh vằn cũng theo đó đạt 753 USD vào ngày 7/3 sau khi đóng cửa ở mức 694 USD vào ngày xung đột bắt đầu.
Vào tháng 4, Stanislav Zinchencko, Giám đốc điều hành của trang web hàng hóa GMK có trụ sở tại Kyiv, đã có nhận định về vấn đề này. Cụ thể, ông đề cập đến việc xung đột đã ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng, khiến 90% công suất sản xuất thép không thể hoạt động. Theo ông, cuộc xung đột đã làm giảm cơ hội xuất khẩu do các tàu quân sự của Nga phong tỏa Biển Đen.
Zinhencko cho biết: "Khoảng 1/3 công suất thép của Ukraine được đặt tại Mariupol - Azovstal và Ilyich. Vào thời điểm đó, đây là khu vực nóng nhất của cuộc xung đột. Ảnh hưởng này khiến khả năng sản xuất vẫn là một vấn đề khó đoán."
Một vấn đề hai mặt đối với nguồn cung thép toàn cầu
Đối phó với mọi khó khăn, Ukraine vẫn tiếp tục sản xuất thép, nhưng với công suất thấp hơn. Ví dụ Zaporizhstal, nhà sản xuất thép lớn thứ tư của Ukraine, và Kamet Steel ở Dnipro. Tính đến thời điểm hiện tại, cả hai cơ sở này đều nhận thấy rất ít tác động từ xung đột. Vì lý do đó, họ vẫn sản xuất nhiều như bình thường. Trên thực tế, trong một nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dỡ bỏ thuế quan đối với thép xuất khẩu của Ukraine vào đầu tháng Năm.
Tất cả đều tập trung vào Ukraine, nhưng điều quan trọng cần nhớ là vấn đề có hai mặt tồn tại. Thứ nhất, Nga vẫn là nhà xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới, xuất khẩu khoảng 33,3 triệu tấn trong năm 2018. Thứ hai, trong khuôn khổ gói trừng phạt, Mỹ và châu Âu đã cấm nhập khẩu thép từ nước này trong nỗ lực giáng một đòn kinh tế, hạn chế nguồn thu cho Moscow.
Bên cạnh đó, dòng chảy bất thường các sản phẩm giá rẻ của Nga đang làm chao đảo thương mại thép ở châu Á, đè nặng lên giá cả và khiến một nhà sản xuất chủ chốt trong khu vực phải cảnh báo về các biện pháp đáp trả thương mại có thể xảy ra.
Trung Quốc vẫn là động lực lớn nhất đối với ngành thép
Trung Quốc hiện đang tham vọng tăng khả năng kiểm soát giá quặng sắt. Theo Reuters, giá quặng sắt đang dao động giữa lạc quan và bi quan về triển vọng kinh tế của nhà nhập khẩu hàng đầu - Trung Quốc. Nhưng ngoài những dao động ngắn hạn, những yếu tố bất định trong dài hạn đang xuất hiện.
Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch tập trung hoá hoạt động thu mua quặng sắt, trong đó, các nhà máy thép quốc doanh đang tạo ra một doanh nghiệp mới để tăng cường khả năng thương lượng giá.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc, quốc gia mua khoảng 70% khối lượng quặng sắt từ đường biển, cố gắng mở rộng quyền kiểm soát thị trường quặng sắt nhiều hơn. Điều này khiến mối quan hệ giữa các nhà khai thác và các nhà máy thép Trung Quốc trở nên gay gắt hơn khi cả hai không tìm được tiếng nói chung về giá.
Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản bằng cách đưa ra gói vay 1.000 tỷ nhân dân tệ (148,3 tỷ USD) cho các dự án bất động sản bị đình trệ. Ngành bất động sản Trung Quốc trong thời gian qua ghi nhận nhiều doanh nghiệp nợ nần và trở thành gánh nặng kinh tế cho nước này. Mới đây nhất, nhiều khách mua nhà tại quốc gia đông dân nhất thế giới từ chối trả tiền thế chấp mua nhà tại các công trình chưa hoàn thiện. Ngay sau thông tin này, giá thép tại nước này đã tăng lên cao nhất trong gần 3 tuần.
Ngành xây dựng của Trung Quốc đã ký hợp đồng trong nhiều năm nay, làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa thép tự chế và hàng nhập khẩu và đang có lượng hàng tồn kho kim loại rất lớn. Được biết, quốc gia này hiện sản xuất khoảng 56% lượng thép thô của thế giới.
Và đây là nơi mà tất cả các yếu tố liên kết với nhau - cùng vấn đề xung đột ảnh hưởng đến thương mại quá lớn, các thước đo thông thường để đánh giá thị trường thép áp dụng không còn được chính xác. Theo Oilprice, thị trường thép dường như đã rời xa khả năng dự đoán dựa trên yếu tố cung và cầu truyền thống. Thay vào đó, các nhà kinh tế đang gấp rút sản xuất các mô hình mới nhằm phản ánh giá tốt hơn vào năm 2022.
Nguồn tin: Tổ quốc