Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3 là gần 2,59 tỷ USD, tăng 24% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong quý I-2015 lên 7,05 tỷ USD, tăng mạnh 47,7% so với quý I-2014
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I-2015 có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc 2,27 tỷ USD, tăng cao 45,8%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc 1,46 tỷ USD, tăng mạnh 90,9%; Nhật Bản 1,35 tỷ USD, tăng mạnh 70,8%; Đài Loan 346 triệu USD, tăng 45%…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,02 tỷ USD, tăng 24% so với tháng trước. Tính đến hết quý I-2015, cả nước nhập khẩu 5,58 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 34%.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là gần 1,48 tỷ USD, tăng 4,5%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc 1,18 tỷ USD, tăng 21,6%; Singapore 650 triệu USD, tăng 31,7%; Nhật Bản 545 triệu USD, tăng 64,4%... so với quý I-2014.
Điện thoại các loại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt gần 970 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong quý I-2015 lên 2,59 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kì năm 2014.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I-2015 chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 1,89 tỷ USD, tăng 34,4% và chiếm 73% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt 551 triệu USD, giảm 4,7%… so với cùng kì năm 2014.
Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 1,11 triệu tấn, trị giá 636 triệu USD, tăng mạnh 49,9% về lượng và tăng 42% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết quý I-2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 2,88 triệu tấn, trị giálà 1,72 tỷ USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Nguồn nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong quý I-2015 chủ yếu từ: Trung Quốc đạt 1,7 triệu tấn, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014; Hàn Quốc đạt 390 nghìn tấn, tăng 17,6%; Nhật Bản đạt 492 nghìn tấn, tăng 2,1%; Đài Loan đạt 167nghìn tấn, giảm 35% …
Sản phẩm từ sắt thép: Trong tháng 3-2015, cả nước nhập khẩu hơn 383 triệu USD, tăng 10,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3-2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là hơn 1 tỷ USD, tăng 74,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong quý I-2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá đạt 375 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước; cùng với mức tăng này là Hàn Quốc với 363 triệu USD, …
Xăng dầu các loại: Tháng 3-2015, lượng nhập khẩu nhóm hàng này tăng ở mức cao với 1,03 triệu tấn, trị giá là 589 triệu USD, tăng 29,9% về lượng và tăng 37,7% về trị giá. Tính đến hết quý I-2015, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,56 triệu tấn, tăng 21,5%.
Trong quý I-2015, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore 1,08 triệu tấn, tăng mạnh 57,6%; Trung Quốc 447 nghìn tấn, tăng 21,6%; Đài Loan 441 nghìn tấn, giảm 6,2%; Thái Lan 309 nghìn tấn, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Khí đốt hóa lỏng: Lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu trong tháng là hơn 110 nghìn tấn, trị giá gần 60 triệu USD, tăng mạnh 216% về lượng và tăng mạnh 205% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết quý I-2015, cả nước nhập khẩu 254 nghìn tấn, tăng 90,2%. Do giá nhập khẩu bình quân giảm nên trị giá nhập khẩu là 134 triệu USD, tăng nhẹ 2,2%.
Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong quý I-2015 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với 105 nghìn tấn, tăng 26,7%; Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất 69 nghìn tấn; Cô oét 65 nghìn tấn (cùng kỳ năm trước không có nhập khẩu từ 2 thị trường này)…
Chất dẻo nguyên liệu: Lượng nhập khẩu trong tháng 3-2015 là 386 nghìn tấn, trị giá là 557 triệu USD. Tính đến hết tháng 3-2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 870 nghìn tấn, tăng 14,7%, kim ngạch nhập khẩu là 1,34 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 3 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt 183 nghìn tấn, tăng 23,6%; Ả rập Xê út đạt 186 nghìn tấn, tăng 8,2%; Đài Loan đạt 124 nghìn tấn tăng 16,5%; Trung Quốc đạt 61 nghìn tấn,tăng 19,4%; Thái Lan đạt 83 nghìn tấn, tăng 19,3%… so với cùng kỳ năm 2014.
Sản phẩm chất dẻo: Trong tháng 3-2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 325 triệu USD tăng 33,5% so với tháng 2-2015. Nhập khẩu mặt hàng này đến hết quý I-2015 đạt 863 triệu USD tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Hàn Quốc trong quý I-2015 là 275 triệu USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2014; Trung Quốc là 236 triệu USD, tăng 34,7%; Nhật Bản là 149 triệu USD tăng 23,5%,…
Vải các loại: Trong tháng 3-2015, Việt Nam nhập khẩu 748 triệu USD mặt hàng vải các loại, tăng 32,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong quý I-2015 lên 2,08 tỷ USD, tăng 9,1% so với quý I-2014.
Trong quý I-2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng vải các loại chủ yếu từ Trung Quốc với 1,04 tỷ USD, tăng 11,1%; Hàn Quốc với 382 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%; Đài Loan với 349 triệu USD, giảm 11,8%… so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Tháng 3-2015, nhập khẩu nhóm hàng này là 432 triệu USD, tăng 50,1% so với tháng trước. Tính đến hết quý I-2015, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là hơn 1 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong quý I-2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 369 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2014; Hàn Quốc với 167 triệu USD, giảm 5,4%; Đài Loan với 111 triệu USD, tăng 11,3%…
Ô tô nguyên chiếc: Lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 3 là hơn 10 nghìn chiếc, trị giá gần 270 triệu USD, tăng 83,5% về lượng và tăng 102% về trị giá.
Trong quý I, lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu là gần 25,2 nghìn chiếc, trị giá gần 590 triệu USD, tăng mạnh 136% về lượng và tăng mạnh 180% về trị giá so với quý I năm trước.
Trong đó, lượng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống là hơn 11 nghìn chiếc, tăng 108%; ô tô tải là 8,5 nghìn chiếc, tăng 93%; ô tô loại khác: gần 5,7 nghìn chiếc, gấp 5,7 lần.
Trong quý I-2015, dẫn đầu thị trường cung cấp ô tô cho Việt Nam là Hàn Quốc với 6,05 nghìn chiếc, tăng 62,8%. Lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng tăng cao với lượng nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 5,46 nghìn chiếc, tăng mạnh 278% và 4,95 nghìn chiếc, tăng 189% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguồn tin: Hải quan