Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Những nhóm hàng nhập khẩu chính 3 quý năm 2017

Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu 9 tháng/2017 có 27 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 84,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Đóng góp không nhỏ vào mức tăng đó là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,2 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 5,1 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,32 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 1,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất 9 tháng/2017 so với cùng kỳ năm trước

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,64 tỷ USD,  giảm 9,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 25,38 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 8,15 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc với 6,88 tỷ USD, tăng 69,4%; Nhật Bản với 3,16 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; …

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện:  Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tháng 9/2017 đạt gần 3,75 tỷ USD, tăng 22,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng/2017 đạt  27,3 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 11,26 tỷ USD, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 41,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 5,1 tỷ USD, tăng 21.6%; thị trường Đài Loan với 2,8 tỷ USD, tăng 22,9%...

Vải các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 912 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 8,26 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng trước.

Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 4,4 tỷ USD, tăng 11,6%; Hàn Quốc với 1,49 tỷ USD, tăng 6,5%; Đài Loan với 1,17 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; …

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 9/2017 đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32,6% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng /2017 đạt 10,86 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 5,67 tỷ USD, tăng 29,7%; Hàn Quốc với 4,17 tỷ USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước.&n

Sắt thép các loại: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 9/2017 đạt gần 1,1 triệu tấn, trị giá 674 triệu USD; giảm 22,7% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng sắt thép nhập khẩu trong 9 tháng/2017 đạt 11,48 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, giảm 17,3% về lượng, nhưng tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Trung Quốc với 5,62 triệu tấn, giảm 19,7%; thị trường Nhật Bản cung cấp 1,68 triệu tấn, giảm 19,8%. Lượng sắt thép xuất xứ Ấn Độ là 1,11 triệu tấn, trị giá 575 triệu USD, tăng gấp 8 lần về lượng và 8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 9/2017 đạt 421 nghìn tấn, trị giá 625 nghìn USD, giảm 5,9% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 3,66 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, tăng 12,4% về lượng và tăng 20,7% về trị giá  so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 670 nghìn tấn, tri giá 1,06 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng và tăng 23,4% về trị giá; Ả Rập Thống Nhất với 725 ngìn tấn, trị giá 825 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và 17,1% về trị giá; Đài Loan với 495 nghìn tấn, trị giá 769 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy: Nhập khẩu nhóm hàng trong tháng đạt 450 triệu USD, tăng 4,1% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng/2017 đạt 4,08 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng trước.

Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,53 tỷ USD, tăng 10,9%; Đài Loan với 378 triệu USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc với 571 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; …

Xăng dầu các loại: Trong tháng cả nước nhập khẩu 909 nghìn tấn xăng dầu các loại, trị giá 503 triệu USD, giảm 18,9% về lượng và giảm 15% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại 9 tháng/2017 đạt 9,5 triệu tấn, trị giá đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng, và tăng 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam trong 9 tháng/2017 chủ yếu là: Singapore với 3,5 triệu tấn, tăng 7,1%; Hàn Quốc với 2,14 triệu tấn, tăng 78,5%; Malayxia với 1,92 triệu tấn, giảm 20,7%.

Kim loại thường khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 116 nghìn tấn, trị giá 445 triệu USD, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 3,97 tỷ USD, giảm 19,3% về lượng tuy nhiên tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp kim loại thường cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 245 nghìn tấn, trị giá 656 triệu USD, tăng 17% về lượng, và tăng 45% về trị giá; Trung Quốc với 196 nghìn tấn, trị giá 494 triệu USD, giảm 66,6% về lượng và giảm 53,1% về trị giá; Úc với 166 nghìn tấn, trị giá 375 triệu USD, tăng 19,7% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; …

Sản phẩm từ chất dẻo: Nhập khẩu nhóm hàng này tháng 9 đạt 516 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,35 tỷ USD, tăng 25,7%; Hàn Quốc với 1,21 tỷ USD, tăng 23,7%; Nhật Bản với 573 triệu USD, với 22,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn tin: Hải quan

 

ĐỌC THÊM