Theo số liệu thống kê, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tháng 12/2009 đạt 465 nghìn tấn với kim ngạch 285,6 triệu USD, giảm 43,6% về lượng và giảm 42,3% về trị giá so với tháng trước.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tháng 12/2009 đạt 465 nghìn tấn với kim ngạch 285,6 triệu USD, giảm 43,6% về lượng và giảm 42,3% về trị giá so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2009 đạt 9.749 nghìn tấn với kim ngạch 5,4 tỉ USD, tăng 18% về lượng nhưng giảm 20,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái do giá sắt thép giảm.
Năm 2009, Nhật Bản vượt Trung Quốc dẫn đầu thị trường về cung cấp sắt thép cho Việt Nam đạt 1.460 nghìn tấn với kim ngạch 839 triệu USD, tăng 16,2% về lượng nhưng giảm 19,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,7% về trị giá trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép cả nước. Đứng thứ hai là Trung Quốc đạt 1.310 nghìn tấn với kim ngạch 815,7 triệu USD, giảm 54,2% về lượng và giảm 64,7% về trị giá, chiếm 15,2% về trị giá. Tuy nhiên, năm 2010, Trung Quốc vẫn được coi là thị trường chính và là thị trường tiềm năng cung cấp sắt thép cho Việt Nam. Tiếp theo đó là thị trường Nga đạt 1.743 nghìn tấn với kim ngạch 778 triệu USD, tăng 184,2% về lượng và tăng 81,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 17,9% về lượng và 14,5% về trị giá so với tổng lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép cả nước.
Thị trường có tốc độ tăng đột biến về lượng và trị giá trong năm 2009 là: Canada đạt 173 nghìn tấn với kim ngạch 75,7 triệu USD, tăng 1838% về lượng và 1312% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Đan Mạch đạt 10 nghìn tấn với kim ngạch 7,4 triệu USD, tăng 1238% về lượng và tăng 595,8% về trị giá; sau cùng là Tây Ban Nha đạt 23 nghìn tấn với kim ngạch 17 triệu USD, tăng 1124% về lượng và tăng 292,1% về trị giá…
Bên cạnh đó là một số thị trường cung cấp sắt thép có tốc độ suy giảm cả về lượng và trị giá là: Hồng Kông đạt 1.495 tấn với kim ngạch 2,4 triệu USD, giảm 96,1% về lượng và giảm 93,3% về trị giá; Singapore đạt 15 nghìn tấn với kim ngạch 23 triệu USD, giảm 86,3% về lượng và 78,2% về trị giá; Philippine đạt 8 nghìn tấn với kim ngạch 4,2 triệu USD, giảm 63% về lượng và 72,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái…
(Info TV)